Chăn nuôi liên kết theo chuỗi: Hướng đi tất yếu!

(Baohatinh.vn) - Sau hơn 1 năm triển khai, phong trào phát triển chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ theo hình thức liên kết các hộ dân với doanh nghiệp đã đạt được kết quả phấn khởi, góp phần quan trọng đưa chăn nuôi phát triển, nâng cao thu nhập cho người dân.

Mô hình chăn nuôi lợn liên kết của gia đình ông Mai Xuân Hạnh (xóm 2, xã Sơn Thọ - Vũ Quang) cho hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình chăn nuôi lợn liên kết của gia đình ông Mai Xuân Hạnh (xóm 2, xã Sơn Thọ - Vũ Quang) cho hiệu quả kinh tế cao.

Theo ông Trần Hùng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, toàn tỉnh hiện có 21 cơ sở chăn nuôi quy mô vừa, liên kết với Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh theo chuỗi, từ cung ứng giống, thức ăn đến tiêu thụ sản phẩm, quy mô từ 100-500 con/lứa; 58 HTX, 230 tổ hợp tác (THT) chăn nuôi lợn quy mô nhỏ, trong đó, 27 HTX, 143 THT liên kết sản xuất với doanh nghiệp, HTX, cơ sở nái ngoại trên địa bàn với quy mô hơn 75.600 con/lứa. Nhìn chung, các HTX, THT, cơ sở chăn nuôi lợn liên kết theo chuỗi phát triển tương đối tốt, mang lại hiệu quả kinh tế khá ổn định cho người nuôi, lợi nhuận đạt từ 200-700 ngàn đồng/con.

Qua liên kết, các HTX, THT đã đưa giống vào sản xuất từ lứa 1 đến lứa thứ 8, trung bình nuôi từ 20 đến dưới 100 con/lứa/hộ. Một số HTX, THT chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao, lãi thu từ 250-500 ngàn đồng/con/lứa như: THT Chăn nuôi liên kết Phúc Trạch (Hương Khê), Sơn Lễ (Hương Sơn), HTX Chăn nuôi lợn Trung Lễ (Đức Thọ), THT Chăn nuôi lợn Đức Hòa (Đức Thọ)... Điển hình như cơ sở nái của anh Nguyễn Thái Huy ở xã Đức Lạng (Đức Thọ) với phương thức tổ chức sản xuất, liên kết hiệu quả.

Anh Huy cho biết, từ hợp đồng liên kết, anh cung ứng giống lợn thương phẩm cho các THT chăn nuôi trên địa bàn huyện với giá bán chỉ khoảng 1,3 triệu đồng/con, khối lượng từ 6-7 kg, thấp hơn giá thị trường. Sau khi lấy giống, người dân được nợ tiền con giống hoặc thức ăn. Ngoài ra, anh còn trả tiền công mỗi tháng 500.000 đồng cho cán bộ thú y xã để theo dõi, phòng trừ dịch bệnh trên đàn lợn của các THT, đồng thời, tiêu thụ toàn bộ số lợn thương phẩm các THT đã liên kết. Qua đó, các THT liên kết với cơ sở nái của anh đều có lãi từ 500-750 ngàn đồng/con.

Chăn nuôi lợn quy mô vừa và nhỏ theo hình thức liên kết với doanh nghiệp là hướng đi tất yếu trong sản xuất chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế bền vững. Song, thực tế hiện nay, trên địa bàn tỉnh, một số cơ sở nuôi lợn nái ngoại chưa đáp ứng đủ nguồn giống năng suất, chất lượng cao. Một số HTX, THT liên kết với doanh nghiệp chỉ ở khâu cung ứng thức ăn thì nguồn con giống chưa thật đảm bảo, dễ phát sinh dịch bệnh. Đối với các THT chăn nuôi chỉ liên kết ở một số khâu trong chuỗi sản xuất như: bán con giống, thức ăn thì đầu ra còn phụ thuộc nhiều vào sự biến động của thị trường.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang - Nguyễn Thanh Sơn trăn trở: Nhìn chung, năng lực quản trị của 17 THT trên địa bàn huyện còn hạn chế, các thành viên chưa nhận thức được quyền và nghĩa vụ khi tham gia THT. Doanh nghiệp, cơ sở giống và người chăn nuôi chưa tìm được tiếng nói chung trong việc phân chia lợi ích, giải quyết rủi ro trong quá trình sản xuất… nên việc phát triển chăn nuôi liên kết quy mô nhỏ còn thiếu bền vững.

Để các mô hình chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ liên kết với doanh nghiệp thực sự có hiệu quả, Giám đốc Sở NN&PTNT Đặng Ngọc Sơn cho rằng: Thời gian tới, các địa phương cần đánh giá lại hoạt động của các HTX, THT chăn nuôi liên kết quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn; đồng thời, chỉ đạo thành lập các HTX, THT chăn nuôi phù hợp với kế hoạch sản xuất lợn giống thương phẩm của các cơ sở để hạn chế tình trạng thừa hoặc thiếu giống sản xuất. Trong tổ chức chăn nuôi liên kết theo chuỗi, bắt buộc phải đảm bảo các quy chuẩn, tiêu chí về chuồng trại, quy trình kỹ thuật. Các cơ sở sản xuất lợn giống phải xây dựng kế hoạch sản xuất, phương án tổ chức liên kết cụ thể và ký hợp đồng cung cấp con giống kịp thời, đảm bảo chất lượng cho các HTX, THT như cam kết.

Đọc thêm

Hành tăm Vượng Lộc được mùa, "rớt" giá

Hành tăm Vượng Lộc được mùa, "rớt" giá

Thời tiết thuận lợi, vựa hành tăm tại xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) cho năng suất cao, song giá bán chỉ bằng 1/2 so với năm ngoái, dao động từ 30.000 - 33.000 đồng/kg.
Tất bật "hồi sinh" đào sau Tết

Tất bật "hồi sinh" đào sau Tết

Những ngày này, các nhà vườn ở Hà Tĩnh đang dồn hết tâm sức vào việc chăm sóc những gốc đào với hy vọng cây sẽ bung nở vào đúng dịp tết Nguyên đán năm sau.
Cao điểm tỉa dặm, chăm bón lúa xuân ở Hà Tĩnh

Cao điểm tỉa dặm, chăm bón lúa xuân ở Hà Tĩnh

Thời điểm này, bà con nông dân Hà Tĩnh bắt đầu tập trung lấy nước vào ruộng, tỉa dặm, chú trọng phòng trừ sâu bệnh ngay từ đầu vụ để đảm sự sinh trưởng, phát triển của lúa xuân.
Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, HTX Đoàn viên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã phát triển đa ngành nghề để tạo ra các giá trị kinh tế và đóng góp vì cộng đồng xã hội.
Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…