Chính quyền xã Thượng Lộc làm ngơ cho khai thác đất “lậu”?

(Baohatinh.vn) - Hơn 1 tháng nay, người dân xã Thượng Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh) hết sức bức xúc vì hàng ngày có hàng trăm chuyến xe tải lớn, nhỏ đến địa phương khai thác đất, vận chuyển ra khỏi địa bàn.

Video: Khai thác đất trái phép ở xã Thượng Lộc (Can Lộc)

Nhận được tin báo của người dân, phóng viên Báo Hà Tĩnh đã có mặt tại khu vực thôn Nam Phong, xã Thượng Lộc và tận mắt chứng kiến việc khai thác đất diễn ra công khai. Trên quả đồi rộng khoảng 3 ha, phần lớn diện tích đã được đào đến cốt 0.

Chính quyền xã Thượng Lộc làm ngơ cho khai thác đất “lậu”?

Máy xúc hoạt động hết công suất

Đi sâu vào phía sau “mỏ”, chúng tôi thấy 1 chiếc máy xúc đang hoạt động hết công suất và từng đoàn xe tải nối đuôi nhau vào “ăn” đất. Người bảo vệ kiêm ghi sổ xe vào – ra lấy đất ở đây cho biết, “mỏ” này hoạt động từ tháng 6/2017. Sau đó dừng khai thác một thời gian và khoảng 1 tháng nay mới hoạt động trở lại.

Chính quyền xã Thượng Lộc làm ngơ cho khai thác đất “lậu”?

Từng đoàn xe tải nối đuôi nhau vào “ăn” đất.

Việc khai thác đất ở Thượng Lộc không chỉ tại thôn Nam Phong mà còn diễn ra ở nhiều điểm khác dọc hai bên tuyến đường 70 (đường kinh tế kết hợp ANQP nối từ Đức Lạc đến Đồng Lộc - PV). Những quả đồi dọc tuyến đường này bị đào khoét nham nhở, với khối lượng đất đã bóc xúc ước tính hàng nghìn m3.

Chính quyền xã Thượng Lộc làm ngơ cho khai thác đất “lậu”?

Dọc tuyến đường 70, xã Thượng Lộc, nhiều đồi đất bị đào bán công khai, không thấy chính quyền, cơ quan chức năng ngăn cấm

Người dân ở đây cho biết, hơn 1 tháng nay, việc khai thác đất diễn ra ồ ạt, nhiều hộ dân đã lợi dụng việc hạ độ cao vườn đồi để bán đất ra ngoài cho các doanh nghiệp đến khai thác.

“Nhà tôi có khoảnh đồi hơn 1 ha. Vừa qua, sau khi thuê máy xúc hạ độ cao, chúng tôi bán phần đất thừa cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Việc hạ độ cao vườn đồi và bán đất không thấy chính quyền, cơ quan chức năng cấm cản hay có ý kiến gì?!” - một người dân thôn Nam Phong thừa nhận.

Chính quyền xã Thượng Lộc làm ngơ cho khai thác đất “lậu”?

Nhiều hộ cải tạo, san lấp đất vườn trái phép

“Hơn 1 tháng qua, có hàng trăm chuyến xe chở đất chạy rầm rập cả ngày lẫn đêm. Bụi tung mù mịt. Lo ngại về việc hư hỏng đường sá, mất ATGT, mới đây, chúng tôi đã dựng sào chắn không cho xe qua lại” - ông Nguyễn Viết Sỹ - Trưởng thôn Khe Thờ, xã Thượng Lộc cho biết.

Ông Sỹ cũng khẳng định, các xe này chở đất đến các xã khác chứ không làm công trình nào trên địa bàn.

Chính quyền xã Thượng Lộc làm ngơ cho khai thác đất “lậu”?

Người dân thôn Khe Thờ phải lập sào chắn không cho xe chở đất chạy qua địa bàn.

Làm việc với phóng viên, Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc Nguyễn Viết Chuân cho biết: Ngày 30/5/2016, UBND tỉnh có văn bản số 2307, về việc chấp thuận phương án cải tạo, kết hợp tận thu đất san lấp để phục vụ công trình xây dựng NTM tại xã Thượng Lộc và giao cho Công ty TNHH Hoàng Phương thực hiện cải tạo san lấp.

Văn bản này quy định diện tích khu vực được cải tạo là 1 ha với khối lượng 65.300m3 và chỉ được sử dụng vào việc san lấp cho các công trình xây dựng NTM trên địa bàn xã Thượng Lộc.

Chính quyền xã Thượng Lộc làm ngơ cho khai thác đất “lậu”?

Tại hiện trường khu vực cải tạo, tận thu đất san lấp ở thôn Nam Phong, diện tích và khối lượng đất mà doanh nghiệp này khai thác lớn hơn nhiều lần so với quy định.

Khi phóng viên đề cập đến việc khai thác đất tràn lan đang diễn ra trên địa bàn xã, không đúng với diện tích, khối lượng, phương án phê duyệt của tỉnh, ông Chuân thừa nhận có tình trạng doanh nghiệp và một số hộ dân lợi dụng việc cải tạo, tận thu để bán đất trái quy định?!

Doanh nghiệp, người dân lợi dụng sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương và các đơn vị có thẩm quyền để khai thác đất trái phép không những gây ra khó khăn trong công tác quản lý nguồn tài nguyên đất đai mà còn ảnh hưởng đến môi trường và mất ANTT. Đề nghị các cơ quan chức năng huyện Can Lộc khẩn trương xử lý, ổn định tình hình.

Chủ đề Khai thác tài nguyên trái phép

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.