Chờ “gom” trâu, bò về một khu vực

(Baohatinh.vn) - Thôn Tân Thành, xã Tân Lộc là nơi nuôi nhiều trâu, bò nhất huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), vì thế, nhiều người dân có nguyện vọng xây dựng khu chăn nuôi tập trung để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.

Chờ “gom” trâu, bò về một khu vực

Mỗi sáng sớm, từng đàn trâu bò ở thôn Tân Thành nối đuôi nhau ra bãi chăn thả.

Người dân thôn Tân Thành (xã Tân Lộc) quần cư ở một vùng chật hẹp ven chân núi Hồng Lĩnh, phía trên là sườn núi, bên dưới là đồng ruộng. Từ bao đời nay, người dân nơi đây luôn lấy chăn nuôi trâu, bò làm nguồn sinh kế chính. Vì nuôi nhiều trâu, bò, mật độ chuồng trại dày đặc trong không gian hẹp nên áp lực về môi trường ở đây rất lớn.

Anh Phan Văn Sơn - người dân thôn Tân Thành cho biết: “5 năm trước, tình trạng ô nhiễm môi trường ở thôn chúng tôi diễn ra khá trầm trọng. Mỗi khi mưa xuống đường sá lầy lội, ô nhiễm bởi phân trâu bò và nước thải từ các khu chuồng trại.

Mấy năm nay, chúng tôi đã tập trung di dời chuồng trại, làm mương thoát thải, tăng cường dọn vệ sinh trong chuồng, thuê 2 người dọn vệ sinh đường làng vào sáng sớm và chiều tối... nên tình hình đã cải thiện. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường ở đây vẫn đang ảnh hưởng tới không gian sống của người dân”.

Chờ “gom” trâu, bò về một khu vực

Chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô nông hộ nên khắp thôn Tân Thành luôn bị ảnh hưởng bởi mùi hôi thối lẫn trong không khí.

Hiện nay, trong 145 hộ với hơn 600 khẩu ở thôn Tân Thành thì có đến hơn 130 hộ nuôi trâu, bò; trong đó, nhà ít nuôi 3 con, nhà nhiều lên đến 12 - 15 con. Đàn gia súc toàn thôn luôn duy trì khoảng 450 – 500 con. Hoạt động chăn nuôi này dẫn đến ô nhiễm môi trường kéo dài, khó giải quyết triệt để, tận gốc.

Ông Nguyễn Doãn Châu - Trưởng thôn Tân Thành cho biết: “Tuy không còn nghiêm trọng như trước nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ở thôn chúng tôi vẫn rất đáng quan tâm, lo ngại. Bà con đang muốn đẩy mạnh phát triển chăn nuôi nhưng vì áp lực môi trường nên đành phải nuôi cầm chừng. Cũng do vấn đề cảnh quan, môi trường, chuồng trại nên việc xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu cũng đang gặp nhiều khó khăn, chưa thể hoàn thành”.

Chờ “gom” trâu, bò về một khu vực

Bà Nguyễn Thị Sâm là một trong 2 người được thôn Tân Thành thuê dọn phân trâu bò trên các tuyến đường.

Trước tình trạng đó, một số hộ dân trong thôn có ý tưởng muốn cấp trên quy hoạch, đầu tư một khu chuồng trại chăn nuôi tập trung ở bãi đất rộng ở cuối thôn để giải quyết dứt điểm vấn đề ô nhiễm.

Đây vốn dĩ là bãi chăn thả gia súc của người dân Tân Thành, nằm ngoài khu dân cư, tiếp giáp với những cánh đồng rộng lớn, có nguồn nước, địa hình khá cao ráo và bằng phẳng, đường sá thuận lợi, có đủ không gian rộng để xây dựng và xử lý chất thải đúng quy trình, tiện lợi khi đưa phân chuồng đi bón cho đồng ruộng...

Nếu xây dựng được thì đây sẽ là nơi tập trung nuôi nhốt toàn bộ trâu, bò trong thôn. Lúc đó sẽ khắc phục được tình trạng chuồng trại, phân trâu bò ảnh hưởng đến đời sống người dân, tạo điều kiện cho các hộ có nhu cầu mở rộng quy mô chăn nuôi và thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh cho đàn vật nuôi...

Chờ “gom” trâu, bò về một khu vực

Khu vực có thể quy hoạch xây dựng khu chuồng trại tập trung.

Chủ tịch UBND xã Tân Lộc Nguyễn Duy Đoàn cho biết: “Chúng tôi đặc biệt quan tâm vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm do chất thải chăn nuôi ở thôn Tân Thành. Hiện địa phương đang xây dựng phương án, tập trung nghiên cứu, xem xét, phân tích để xây dựng khu chuồng trại tập trung ở bãi chăn thả gia súc cuối thôn này”.

“Vấn đề phát triển chăn nuôi để đảm bảo sinh kế, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống của người dân phải được gắn liền với công tác bảo vệ môi trường sống, cảnh quan nông thôn. Vì vậy, UBND huyện đã nhắc nhở và chỉ đạo xã Tân Lộc tập trung xem xét, xây dựng phương án xây dựng khu chuồng trại tập trung ở thôn Tân Thành càng sớm càng tốt. Huyện sẽ hỗ trợ tối đa về đất đai, kinh phí, chủ trương...” - Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà Nguyễn Việt Hùng khẳng định.

Chủ đề Ô nhiễm môi trường

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.