Cho - nhận từ thiện cũng phải đúng cách!

(Baohatinh.vn) - Thời gian gần đây, xuất phát từ tấm lòng thiện nguyện của các bạn trẻ, một số tủ quần áo từ thiện đã được hình thành trên địa bàn TP Hà Tĩnh. Với thông điệp “Ai thừa ủng hộ. Ai thiếu đến lấy”, việc làm này mang một ý nghĩa nhân văn cao cả, nhân lên những điều tốt đẹp trong cuộc sống còn nhiều bộn bề.

Hưởng ứng lời kêu gọi của các bạn trẻ, hôm nọ, tôi cũng mang một số quần áo, đồ dùng cũ đến ủng hộ. Tủ được đóng thành nhiều ngăn, có cửa kính để giữ cho đồ dùng không bị bụi bặm; quần áo được phân loại cho phụ nữ, nam giới, trẻ em. Trên vách tủ, các bạn không quên dán quy định sử dụng cho cả người cho lẫn người nhận.

Nhưng, điều đáng nói là nhiều người nhận khi lựa chọn quần áo phù hợp với nhu cầu của mình chưa thật sự có ý thức. Từng chồng quần áo đã được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp bị xới tung; sau khi lấy xong món đồ, nhiều người không xếp gọn lại, cửa tủ không đóng. Điều này gây khó khăn cho người đến sau và làm mất mỹ quan.

cho nhan tu thien cung phai dung cach

Để tủ quần áo từ thiện phát huy hiệu quả và ý nghĩa nhân văn, cả người cho và người nhận phải thật sự có ý thức trong việc này.

Cùng với đó, quần áo được mang đến không phải đều trong tình trạng tốt, một số đã ngả màu úa vàng, dính bẩn… Là tủ quần áo cũ, tất nhiên không đòi hỏi phải là đồ mới nhưng cũng nên là đồ được giặt giũ sạch sẽ, thơm tho.

“Của cho không bằng cách cho”, khi đã có ý định làm điều thiện, thiết nghĩ, mỗi người nên nghĩ nhiều hơn đến lợi ích thực sự của người được nhận. Người nhận thì cần có ý thức giữ gìn, trân trọng hơn những món đồ vì đó là tấm lòng sẻ chia của cộng đồng. Làm được như vậy, chắc hẳn những tủ quần áo từ thiện sẽ phát huy hơn nữa hiệu quả và ý nghĩa nhân văn cao đẹp.

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.