Cho nông dân "những chiếc cần câu"

(Baohatinh.vn) - Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực..., trong nhiều năm qua, các cấp hội nông dân huyện Lộc Hà – Hà Tĩnh đã thực sự trở thành chỗ dựa cho hội viên.

Lớp học chăn nuôi trâu, bò tại thôn Lâm Châu, xã Thạch Châu được Hội Nông dân xã phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Lộc Hà tổ chức đã gần 3 tháng nay. 35 thành viên của lớp là những hội viên trong thôn bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển. Mỗi người một hoàn cảnh, nhưng tất cả đều có một điểm chung: Được học thêm một nghề mới để giúp gia đình ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập...

Cho nông dân “những chiếc cần câu”

Mô hình sản xuất chổi đót tại xã Thạch Mỹ phát huy hiệu quả từ nguồn “cấp” vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân.

Chị Nguyễn Thị Lan, một thành viên cho biết: “Lớp đã gần bế giảng và mọi thành viên đều cơ bản nắm được kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò sao cho đẹp mã, lớn nhanh... Sau lớp học này, tôi sẽ về áp dụng ngay và tin chắc sẽ thành công”.

Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạch Châu Lê Anh Đức: “Mỗi năm, chúng tôi đều tổ chức 2 - 3 lớp dạy nghề cho hội viên xuất phát từ nhu cầu thực tế tại địa phương và của bà con. Từ những lớp dạy nghề này, nhiều hội viên đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng kiến thức học được để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho gia đình”.

Cho nông dân “những chiếc cần câu”

Nuôi tôm trên ao đất lót bạt theo mô hình an toàn sinh học mang lại hiệu quả cao cho người dân xã Hộ Độ

Trong 5 năm gần đây, Hội Nông dân huyện Lộc Hà đã phối hợp mở 39 lớp học nghề ngắn hạn cho 1.365 hội viên, trong đó, 85% là hội viên nghèo. Qua các lớp học, nhiều hội viên đã tạo được việc làm ổn định và nâng cao thu nhập bền vững... Cùng với dạy nghề, từ 2013 - 2018, Hội Nông dân huyện còn tổ chức 68 cuộc hội thảo tư vấn xuất khẩu lao động, hỗ trợ người dân địa phương tìm kiếm thị trường an toàn, thu nhập cao. Trong 5 năm, đã có hơn 3.500 lượt hội viên, con em hội viên tham gia các thị trường lao động trong và ngoài nước.

Những điều bà con nông dân ghi nhận là việc tổ chức tốt các dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong quá trình sản xuất... 5 năm gần đây, Hội Nông dân huyện phối hợp cung ứng 3.500 tấn phân bón các loại bằng hình thức trả chậm, 35.000 cây giống, 1.900 con giống, 98 máy nông nghiệp. Đồng thời, phối hợp tổ chức 278 lớp tập huấn, hội thảo cho hơn 16.500 lượt hội viên tham gia về chuyển giao các tiến bộ KHKT áp dụng vào sản xuất; tổ chức 4 cuộc tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất; hướng dẫn, hỗ trợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp.

Cho nông dân “những chiếc cần câu”

Hàng chục ngàn lượt hội viên Hội Nông dân trong huyện được vay tín chấp để sản xuất, nâng cao thu nhập kinh tế hộ.

Nông dân cũng được hỗ trợ nguồn vốn trong quá trình SXKD, với 3.645 hộ hội viên được Hội Nông dân tín chấp vay vốn tại Agribank Hà Tĩnh và Ngân hàng Chính sách xã hội, với tổng số tiền 119 tỷ đồng. Ngoài ra, nhiều mô hình phát huy hiệu quả từ nguồn “cấp” vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân như: Các mô hình nuôi cá - lúa - vịt tại xã Ích Hậu; chăn nuôi trâu, bò tại Thạch Bằng; nuôi bò sinh sản tại Tân Lộc; mô hình nuôi tôm thâm canh tại Hộ Độ; mô hình sản xuất chổi đót tại xã Thạch Mỹ...

Bằng những việc làm thiết thực trên, các cấp hội nông dân trên địa bàn huyện Lộc Hà đã có tỷ lệ tập hợp hội viên đạt 88%. 5 năm qua, có gần 700 hộ hội viên thoát nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo xuống còn hơn 7%... Không "cầm tay chỉ việc", với những hoạt động trên, hội nông dân huyện Lộc Hà đã mang đến cho hàng ngàn hội viên "những chiếc cần câu" - cơ hội tiếp cận với các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 20/4/2025: Tiếp đà giảm sâu

Giá vàng hôm nay 20/4/2025: Tiếp đà giảm sâu

Giá vàng hôm nay 20/4/2025: Giá vàng trong nước giảm 5 đến 6 triệu đồng/lượng, chốt một tuần biến động mạnh. Giá vàng thế giới nghỉ ngơi trong ngày lễ Phục Sinh 2025.
Yếu tố then chốt đưa 2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh “về đích” trước 6 tháng

Yếu tố then chốt đưa 2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh “về đích” trước 6 tháng

2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh thông xe nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, giảm áp lực về giao thông mà còn mở ra không gian, động lực phát triển mới cho Hà Tĩnh. Đó cũng là niềm tự hào của Hà Tĩnh và chủ đầu tư, nhà thầu thi công khi đã cùng nỗ lực, quyết tâm cao, vượt tiến độ 6 tháng.
Sẵn sàng cho lễ thông xe 2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh

Sẵn sàng cho lễ thông xe 2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh

Sáng 18/4, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn và Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị cho lễ thông xe kỹ thuật 2 dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc – Nam qua Hà Tĩnh.
Linh hoạt vận hành phát điện trong mùa cao điểm

Linh hoạt vận hành phát điện trong mùa cao điểm

Trước tình hình phụ tải điện tăng cao trong mùa nắng nóng, các nhà máy sản xuất điện ở Hà Tĩnh đã chủ động triển khai các giải pháp vận hành hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Dồn sức những công đoạn cuối dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Dồn sức những công đoạn cuối dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Sau thời gian thi công, đến nay, Dự án đường bộ Cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn Hà Tĩnh cơ bản hoàn thành. Các nhà thầu đang gấp rút thi công những hạng mục cuối cùng để ngày 19/4 thông xe kỹ thuật theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây Dựng.
Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Đại diện Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) lý giải cụ thể về việc một lượng lớn sản phẩm sữa giả "tuồn" ra thị trường trong thời gian dài mà không bị phát hiện. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 17/4 của Báo Hà Tĩnh.