Chủ đầu tư vạch đường sai, người dân gặp khó, bị phạt "oan"!

(Baohatinh.vn) - Thay vì kẻ vạch sơn đứt nét để các phương tiện được phép chuyển làn đường và sử dụng chiều ngược lại để rẽ vào nhà cũng như qua các ngã 3, ngã 4 trên dọc tuyến theo quy định, Ban quản lý dự án TP Hà Tĩnh lại kẻ vạch sơn liền nét khiến người dân phải đi vòng nếu không muốn bị CSGT thổi còi...

chu dau tu vach duong sai nguoi dan gap kho bi phat oan
chu dau tu vach duong sai nguoi dan gap kho bi phat oan

Lỗi rẽ bên trái này vào Trường Chính trị Trần Phú và khu dân cư, lối rẽ bên phải vào Nghĩa trang Liệt sỹ Núi Nài nhưng Ban QLDA vẫn cho sơn vạch kẻ liền khiến người tham gia giao thông chỉ có.... vi phạm mới đi được!

Đường 26/3 có chiều dài gần 2km với điểm đầu từ ngã tư cầu Sở Rượu, điểm cuối đấu nối với QL 1A đoạn gần cầu Phủ, đi qua địa bàn 2 phường của TP Hà Tĩnh là: Văn Yên và Đại Nài. Đường vừa được nâng cấp, đưa vào sử dụng hơn 1 năm nay.

Sau khi đưa tuyến đường vào sử dụng, chủ đầu tư công trình là Ban quản lý dự án xây dựng cơ bản TP Hà Tĩnh đã cho lắp đặt các hệ thống biển báo giao thông cũng như kẻ vạch sơn phân làn trên suốt tuyến. Đây là việc làm hết sức cần thiết nhằm đảm bảo trật tự, hạn chế TNGT trên tuyến đường...

chu dau tu vach duong sai nguoi dan gap kho bi phat oan

Theo quy định thì tại các ngã ba, ngã 4, các điểm giao cắt không được sơn vạch kẻ liền vì tại những điểm này phương tiện được phép sang đường

Tuy nhiên, đường 26/3 là tuyến đường đô thị, trên tuyến có rất nhiều ngã 3, ngã 4 cũng như các điểm giao cắt, đặc biệt là có nhiều hộ dân sinh sống 2 bên nên khi kẻ vạch sơn phân chia 2 làn đường thì phải dùng vạch sơn đứt nét để các phương tiện được phép chuyển làn và sử dụng chiều ngược lại để rẽ vào nhà cũng như qua các ngã 3, ngã 4 trên dọc tuyến.

Vậy nhưng, trên tuyến đường 26/3 này, chủ đầu tư lại cho sơn vạch kẻ đường liền nét kéo dài từ đầu đến cuối tuyến thay cho giải phân cách giữa. Theo quy tắc giao thông, vạch kẻ sơn liền nét thì tất cả các phương tiện đi trên tuyến (cả 2 chiều) không được lấn làn, không được đè lên vạch, và đương nhiên là không được chuyển làn đường bất cứ ở khu vực nào trên toàn tuyến đường.

chu dau tu vach duong sai nguoi dan gap kho bi phat oan

Rất dễ xẩy ra TNGT trong các tình huống như thế này

Anh Nguyễn Trọng ở phường Văn Yên, bức xúc phản ánh: “Đã rất nhiều lần tôi bị lực lượng CSGT TP Hà Tĩnh xử lý lỗi sang đường không đúng nơi quy định (nghĩa là không được phép chuyển làn khi gặp vạch kẻ sơn liền nét) mặc dù về đến trước nhà nhưng vẫn không được vào nhà mà phải đi hết tuyến đường rồi quay ngược lại mới được vào nhà về phía bên phải đường”.

Theo quan sát của chúng tôi, ngay tại khu vực ngã 4 một bên là đường vào nghĩa trang liệt sỹ Núi Nài, một bên là đường vào Trường Chính trị Trần Phú và các khu vực ngã 3, ngã 4 khác trên toàn tuyến vạch kẻ sơn cũng liền nét nghĩa là ở khu vực này cũng không được chuyển làn…

Ông Phạm Duy Thắng - Phó chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh cho biết: Đã rất nhiều lần đường dây nóng của ban ATGT tỉnh nhận được phản ánh gay gắt của người dân trong khu vực cũng như các lái xe phản ánh về sự bất cập của vạch kẻ sơn trên tuyến đường này, đặc biệt là người điều khiển phương tiện giao thông bị lực lượng CSGT Công an thành phố Hà Tĩnh xử lý vì vi phạm quy tắc giao thông khi tham gia giao thông trên tuyến đường này.

Ngay sau khi nhận được phản ánh, Ban ATGT đã kiểm tra và phát hiện những nội dung người dân phản ánh là đúng sự thật. Ban ATGT tỉnh đã yêu cầu chủ đầu tư khắc phục những bất cập mà người dân phản ánh nhưng đến nay, sau gần 3 tháng (từ tháng 1 đến tháng 3/2017), chủ đầu tư là Ban QLDA xây dựng cơ bản thành phố Hà Tĩnh vẫn không có bất cứ động thái nào.

Bộ quy chuẩn Việt Nam năm 2016 do Bộ GTVT quy định về báo hiệu đường bộ ghi rõ: Vạch đơn liền nét được sử dụng ở những đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ TNGT đối đầu lớn. Vạch đơn liền nét cũng quy định để phân chia 2 làn xe chạy khi bề rộng làn đường đáp ứng được điều kiện chuyển động của các loại xe có kích thước lớn được phép tham gia giao thông trên tuyến đường đang xét.

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.