Chủ tịch hội phụ nữ xã "say" làm nông thôn mới

(Baohatinh.vn) - “Trong cốp xe của chị bao giờ cũng có 2-3 cái bay, luôn sẵn sàng để giúp người dân xây dựng NTM”. Tôi ấn tượng về chị Nguyễn Thị Liên – Chủ tịch Hội LHPN xã Thạch Kênh (Thạch Hà - Hà Tĩnh) bắt đầu từ chi tiết mà nhiều người kể như vậy. Tìm hiểu về chị, tôi còn biết được nhiều hơn thế.

Người của công việc

Tôi đến trụ sở UBND Thạch Kênh tìm gặp Chủ tịch Hội LHPN xã để “mục sở thị” cái cốp xe luôn thường trực những cái bay trát vữa. Vừa cười nói, chị Liên vừa mở cốp xe cất chiếc mũ vải, cái kìm: “3 cái bay này bữa kia mới đi làm NTM giúp xã Việt Xuyên. Chiều nay, chị em đi thôn Nam Kênh bu lại cây, xây lại một số bồn hoa nữa”.

chu tich hoi phu nu xa say lam nong thon moi

Đôi bay này luôn thường trực trong cốp xe chị Liên để sẵn sàng góp sức trong xây dựng NTM

Không chỉ trong cốp chiếc xe Wave cũ kỹ, bị xây xước do chở hàng trăm chuyến cây giống trồng ở các tuyến đường, trong góc phòng làm việc của chị Liên còn có 4-5 cái chổi, cuốc xẻng, cào mang ở nhà đến.

Hôm đó, chị đã kể cho tôi nhiều câu chuyện sinh động trong xây dựng NTM. “Năm 2016, toàn bộ hệ thống chính trị xã dồn sức để về đích NTM. Áp lực rất lớn, nhất là nhiều hộ dân vẫn chưa thông. Đi suốt nên hôm đoàn của tỉnh kiểm tra toàn xã, có đến nhà. Họ nói nhà ở của Chủ tịch Hội Phụ nữ chưa đạt, bếp cần xây lại kín đáo hơn. Thú thực, mình cứ mải miết đi chứ ít khi có thời gian làm lại bếp. Sau đó, cứ tối đến, mình lại đỏ điện xây bếp. Chồng đau ốm nên chỉ phụ giúp được phần ít, còn lại mình làm cả”.

Cũng năm đó, nhiều thôn như: Thượng Nguyên, Trí Nang ra quân làm rãnh thoát nước. Một số hộ không chịu làm, chị vận động chị em phụ nữ trực tiếp đến bưng gạch, trộn vữa xây và hoàn thành mương. “Mình là Chủ tịch hội nên phải đi đầu bước trước, việc gì cũng phải bắt tay làm thì mới vận động được chị em. Khi làm nhà văn hóa một số thôn, mình bảo chi hội phụ nữ cứ nhận làm, vận động chồng con giúp, còn mình thì đến chỉ đạo và làm cùng. Nhiều tuyến đường giao thông, nội đồng như các thôn: Chi Lưu, Trí Nang, Tri Lễ do phụ nữ đảm nhiệm”.

Năm 2016 đến nay, với tâm huyết của người “chị cả”, Hội LHPN xã đã giúp 2 hộ dân xây dựng bền vững 2 vườn mẫu, hiện đang tập trung đến cuối tháng 11 hoàn thành 2 vườn mẫu tiếp theo. “Trong NTM, chị em phụ nữ xã này giờ việc gì cũng làm được hết, từ xây, đổ đường bê tông, san xô bồ đường nội đồng, dọn vệ sinh. Sau bão, chị em còn đi xin tre các hộ, ai cho là chặt, chặt hàng trăm cây để bu lại cây xanh” - chị Liên nói.

Vượt lên hoàn cảnh

Chị Liên sinh năm 1966 trong một gia đình nghèo khó ở xã Thạch Liên. Cha mất sớm, nhà đông chị em, chị luôn gánh phần nặng nhọc. Để mẹ vào Nam giúp các anh, một mình chị làm đủ nghề, từ buôn mật đến làm thuê nuôi 3 em ăn học. Khi cả 3 em yên bề gia thất, chị mới nghĩ đến chuyện lập gia đình và làm dâu nơi xã “láng giềng” Thạch Kênh. Dẫu vất vả nhưng chị Liên luôn năng nổ trong mọi phong trào từ ngày còn con gái. Từ đi công trường Kẻ Gỗ, làm dân công ở Thạch Ngọc, làm công tác đoàn.

Lấy chồng, chị làm chi hội trưởng chi hội phụ nữ thôn liên tục nhiều năm. Năm 2000, chị được chị em tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội LHPN xã. Vừa làm công tác xã hội, vừa nuôi mẹ chồng, mẹ ruột bị ung thư và em bố chồng đau yếu (cả 3 nay đã mất), trong khi chồng bị bệnh hiểm nghèo, sức khỏe yếu, phải chạy chữa, thuốc men thường xuyên, nhưng chị luôn năng nổ, được mọi người thương yêu. Tính đến nay, chị Liên đã 3 khóa liên tục là Đảng ủy viên, đại biểu HĐND xã với số phiếu bầu cao.

Như một thói quen, từ ngày còn son rỗi đến thời kỳ đầu làm dâu và giờ là mẹ của 2 đứa con đã lớn, nhưng chị Liên vẫn luôn chân luôn tay với việc xã hội, tranh thủ lo việc nhà. Hồi trước, khi còn khó khăn, đi họp trên huyện cũng phải đi xe đạp. Lúc nào đi, chị cũng mang theo ít cái bao to để khi về cắt cỏ cho 5 con bò.

Năm 2002, huyện tặng chị 1 chiếc xe đạp mới. Đến nay, kinh tế gia đình đã khá hơn nhưng chị còn rất vất vả. Nhà nuôi hàng trăm con gà, vịt, bò, lợn nái. Chị còn mượn 2 sào vườn của một gia đình khác, cải tạo trồng các loại rau, tranh thủ buổi trưa vào thành phố nhập hàng. Dù còn khó khăn nhưng chị thường ủng hộ các chi hội gây quỹ hay mua quà bánh, mua quạt tặng thôn Tri Lễ, Thượng Nguyên…

“Chị Liên người nhỏ nhưng chí lớn. Ở xã này ai cũng thương chị. Nếu cán bộ ai cũng được như chị thì dân được nhờ to” - chị Nguyễn Thị Định ở thôn Tri Lễ nói. Trong mắt Chủ tịch Hội LHPN huyện Nguyễn Thị Bính: “Chị Liên là người trách nhiệm, tận tụy, việc gì cũng làm, từ tham gia xây dựng NTM, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn hay những việc đời thường, giúp xã vận động nhiều chị em giải tỏa hành lang đường. Chị còn là người vượt lên hoàn cảnh”.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Đọc thêm

Viết tiếp câu chuyện cuộc đời cho bệnh nhân chạy thận

Viết tiếp câu chuyện cuộc đời cho bệnh nhân chạy thận

Nỗi lo di chuyển xa để chữa bệnh đã vơi bớt đối với bệnh nhân chạy thận ở Hương Sơn (Hà Tĩnh). Bởi giờ đây, Trung tâm Y tế huyện đã là nơi họ được tiếp cận hệ thống máy móc tiên tiến và nhận được sự tận tình, trách nhiệm từ đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng.
Hà Tĩnh tuyên dương học sinh giỏi năm học 2024 - 2025

Hà Tĩnh tuyên dương học sinh giỏi năm học 2024 - 2025

Lãnh đạo tỉnh đề nghị ngành Giáo dục Hà Tĩnh tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục, đào tạo; quan tâm xây dựng đội ngũ nhà giáo tâm huyết, trách nhiệm.
Xóa nhà tạm – động lực để người nghèo Hương Khê vươn lên

Xóa nhà tạm – động lực để người nghèo Hương Khê vươn lên

Là huyện miền núi, đời sống người dân còn nhiều khó khăn lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai nên Hương Khê là địa phương có số nhà tạm, nhà dột nát cần phải xóa nhiều nhất Hà Tĩnh. Với quyết tâm: “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, huyện đã huy động các nguồn lực và bằng nhiều cách làm sáng tạo đã về đích chương trình sớm hơn so với kế hoạch đề ra.
Lớp 6 Trường Albert Einstein có gì?

Lớp 6 Trường Albert Einstein có gì?

Kỳ đánh giá năng lực vào lớp 6 Trường Albert Einstein năm nay hiện đang thu hút hàng trăm học sinh trên địa bàn TP Hà Tĩnh đăng ký tham gia. Điều gì tạo nên sức hút ở lớp 6 của ngôi trường này?
Đức Thọ hoàn thành xoá nhà tạm, nhà dột nát

Đức Thọ hoàn thành xoá nhà tạm, nhà dột nát

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cách làm quyết liệt, đến nay huyện Đức Thọ đã hoàn thiện xây dựng 67/67 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Những ngôi nhà mới khang trang, kiên cố được hỗ trợ xây dựng đã tạo động lực cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện vươn lên thoát nghèo, phát triển cuộc sống mới.