Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo khẩn cấp dập dịch LMLM gia súc

(Baohatinh.vn) - Thông tin mới nhất của Sở NN&PTNT Hà Tĩnh cho biết, đến nay, dịch lở mồm long móng (LMLM) gia súc xảy ra tại các huyện: Hương Khê, Đức Thọ, Hương Sơn và thị xã Kỳ Anh đã làm 127 con gia súc mắc bệnh.

chu tich ubnd tinh ha tinh chi dao khan cap dap dich lmlm gia suc

Lãnh đạo huyện Hương Khê chỉ đạo công tác phòng chống dịch ở xã Hương Thủy

Dịch xảy ra chủ yếu trên gia súc chưa được tiêm phòng, nơi có ổ dịch cũ và trên gia súc mới nhập về. Công tác phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương còn nhiều tồn tại, hạn chế như: Tỷ lệ tiêm phòng đạt thấp; buông lỏng công tác quản lý các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ; phát hiện, báo cáo dịch chậm; việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh không đồng bộ và thiếu quyết liệt...

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh và những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống dịch bệnh thời gian qua, nguy cơ dịch bệnh phát sinh và lây lan ra diện rộng trong thời gian tới là rất cao. Để bao vây, khống chế, dập tắt dịch kịp thời và chủ động các biện pháp phòng, chống dịch LMLM gia súc, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các phòng, đơn vị chức năng và chính quyền cấp xã triển khai đồng các giải pháp.

Theo đó, đối với các địa phương hiện nay đang có dịch LMLM chưa qua 21 ngày (Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, thị xã Kỳ Anh), cần xây dựng phương án phòng, chống dịch cụ thể để tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch, xử lý dứt điểm các ổ dịch LMLM trên đàn gia súc;

Phân công lực lượng, cán bộ chuyên môn bám sát cơ sở, trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai đồng bộ các biện pháp, phát hiện kịp thời những tồn tại, bất cập trong công tác phòng, chống dịch để khắc phục ngay; rà soát, nắm chắc tình hình, diễn biến dịch bệnh, tổ chức bao vây, khống chế dập tắt dịch kịp thời;

Lập cam kết, đánh dấu để cách ly và quản lý chặt chẽ gia súc mắc bệnh, tổ chức tiêu hủy ngay toàn bộ số lợn mắc bệnh; khẩn trương thực hiện việc tiêm phòng bổ sung vắc xin LMLM cho gia súc chưa được tiêm; thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi và môi trường;

Tạm thời đình chỉ việc mua bán, vận chuyển giết mổ gia súc trên địa bàn xã và các xã thuộc vùng bị dịch uy hiếp theo quy định. Lập các biển báo vùng có dịch, chốt gác trên trục đường giao thông chính của khu vực xảy ra dịch, tăng cường lực lượng chốt gác nhằm ngăn chặn việc vận chuyển, buôn bán gia súc từ vùng dịch ra ngoài và ngược lại;

Tổ chức rà soát, đánh giá tình hình diễn biến dịch bệnh để công bố dịch LMLM trên địa bàn theo đúng quy định; kiểm điểm nghiêm túc và có hình thức xử lý kỷ luật theo quy định đối với tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch, để dịch bệnh phát sinh và lây lan.

Đối với các địa phương khác, cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại, tính chất lây lan và các biện pháp phòng, chống bệnh LMLM trên các phương tiện tin đại chúng; khẩn trương rà soát số lượng gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng để thực hiện việc tiêm phòng bổ sung thưòng xuyên cho gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng;

Hướng dẫn người chăn nuôi thường xuyên vệ sinh chuồng trại và môi trường để tiêu diệt mầm bệnh; tổ chức đợt tổng vệ sinh tiêu độc, khử trùng tại các hộ, cơ sở chăn nuôi và các vùng nguy cơ cao; tăng cường công tác quản lý các hoạt động, buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là đối với việc nhập gia súc, gia cầm giống vào địa bàn;

Riêng đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi, phải bố trí cán bộ chuyên môn để theo dõi, giám sát và hướng dẫn đảm bảo an toàn dịch bệnh và đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định;

Chỉ đạo cơ quan chức năng, chính quyền cấp xã tổ chức rà soát ngay tình hình dịch bệnh trên toàn địa bàn để phát hiện sớm, báo cáo kịp thời và triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp bao vây, dập tắt khi dịch khi ở diện hẹp; tăng cưòng công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh, buôn bán thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và hành nghề thú y.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu giám đốc Sở NN&PTNT tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn chỉ đạo các địa phương thực hiện đồng bộ, kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Bộ NN&PTNT, hướng dẫn của Cục Thú y; cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại vắc xin, dụng cụ, hóa chất đảm bảo chất lượng phục vụ phòng, chống dịch;

Các Sở, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Sở NN&PTNT cùng các địa phương thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch LMLM gia súc và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy đinh.

Chủ đề Dịch bệnh GS-GC

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.