Chương trình 135: Tiếp sức cho người nghèo Hương Khê

(Baohatinh.vn) - Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 (giai đoạn 2011-2015) đã phát huy hiệu quả đối với hầu hết các hộ nghèo ở huyện miền núi Hương Khê. Dự án đã tạo được chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn, giúp người nghèo vượt khó vươn lên...

Từ lời giới thiệu của Chánh văn phòng UBND huyện Hương Khê Lê Hữu Đồng, chúng tôi về xã Phương Điền, địa phương tiêu biểu của huyện trong tổ chức triển khai có hiệu quả dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Minh dẫn chúng tôi đi thực tế tại một số hộ nghèo trong xã. Tại xóm 2, trong căn nhà tranh khá tuyềnh toàng của bà Nguyễn Thị Tứ (52 tuổi), lạc, lúa vừa thu hoạch về đã chất gần kín gian trên. Tôi được nghe bà kể về phận nghèo và hành trình vượt nghèo của mình. 52 tuổi, 5 lần phải di dời nhà cửa bất đắc dĩ và một mình nuôi con.

chuong trinh 135 tiep suc cho nguoi ngheo huong khe

Được hỗ trợ từ chương trình 135, gia đình chị Nguyễn Thị Quang đã từng bước vươn lên thoát nghèo.

“Phận nghèo cứ đeo bám mẹ con tui như định mệnh. Cho đến năm 2011, tui là một trong 6 hộ nghèo trong xã được hỗ trợ 3 triệu đồng từ Chương trình 135. Tui vay mượn thêm của người thân, mua một con bê... Ngày đêm tui đều nghĩ về nó, mơ một ngày có cả đàn bò... Giờ chú coi, mẹ con tui đã có 4 con bò (trị giá khoảng 60 triệu đồng - PV). Tui đã học được cách phòng, chống bệnh trên gia súc do xã tổ chức hằng năm. Nhờ sự quan tâm của Nhà nước, tui và nhiều hộ nghèo khác trong xã đã có chút của riêng...”. Bà Tứ kể cảnh thoát nghèo mà giọng vui vậy đó!

Nhưng cái cách vượt nghèo, vươn lên khá giả của hộ chị Nguyễn Thị Quang còn khiến cả Chủ tịch Nguyễn Văn Minh ngạc nhiên. Năm 2012, hộ nghèo này được hỗ trợ 3 triệu đồng. Sau khi bàn bạc kỹ với gia đình, chị Quang vay mượn thêm để mua một con bò mẹ. Nhờ siêng năng lại biết cách chọn giống, trồng cỏ, chăm sóc, đến nay, gia đình chị đã có 3 con bò nái và 5 con bò choai lai sind. Theo chị Quang, đàn bò của gia đình hiện có giá khoảng 150 triệu đồng, trong đó, cặp mẹ con bò lai giá 50 triệu đồng. Nhìn đàn bò lực lưỡng nhai ngấu nghiến từng lọn cỏ sữa trồng tại vườn nhà, giấc mơ thoát nghèo vươn lên làm giàu của chị Quang ngày nào đã trở thành hiện thực.

Được biết, cách làm của xã Phương Điền là để đối tượng nghèo tự bình xét hộ được nhận tiền hỗ trợ từ dự án theo từng năm, với số tiền đúng mức quy định, gia đình bỏ thêm tùy theo điều kiện, khả năng để chủ động mua bò giống theo ý mình. Xã không thu bất cứ đồng nào mà chỉ đứng ra nghiệm thu, đảm bảo tiền hỗ trợ đúng mục đích. “Việc bò được chọn không phải con giống, cây trồng khác hay phân bón... cũng được xã họp bàn, xem xét kỹ. Bởi bò là vật dễ nuôi, bà con trên địa bàn đã có kinh nghiệm chăm sóc lại phù hợp với điều kiện, khí hậu của địa phương nên không mất vốn...” - ông Minh cho biết.

Cách tổ chức triển khai dân chủ, minh bạch và giao quyền chủ động, tự quyết cho đối tượng nghèo của Phương Điền đã giúp cho đàn trâu, bò của xã tăng nhanh và hiện đạt gần 1.500 con, trong đó, đàn bò 1.100 con. Tỷ trọng chăn nuôi (chủ yếu là bò) chiếm 41% trong sản xuất nông nghiệp; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, từ 37% năm 2010 xuống còn 12,03% năm 2015 (theo tiêu chí nghèo đa chiều).

Nếu như Phương Điền, Lộc Yên chọn con bò, thì các xã khác trong huyện lại chọn lợn, gà, các giống cây trồng hoặc phân bón để hỗ trợ hộ nghèo. Nhìn chung, việc triển khai thực hiện tại các địa phương trên địa bàn huyện đều đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, được cộng đồng dân cư bàn bạc, thống nhất nội dung đầu tư, hỗ trợ; đúng quy định và đã phát huy được hiệu quả.

Theo ông Hoàng Công Lý - Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê, toàn huyện có 17 xã (162 thôn, bản) được thụ hưởng Chương trình 135, giai đoạn 3 (2011-2015). Riêng dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, trong giai đoạn này, huyện đã thực hiện 12.857 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch vốn, với 15.290 hộ thụ hưởng. Theo đó, các xã, thôn, bản này đã hỗ trợ hộ nghèo 38.109 cây ăn quả các loại; 260 con gia súc và 23.000 con gia cầm; 237 tấn phân bón, 27 tấn giống các loại, cùng một số máy móc...

Đánh giá về kết quả hỗ trợ sản xuất trong giai đoạn này, ông Lý cho biết: Nhìn chung, các nội dung của hợp phần dự án hỗ trợ phát triển sản xuất được triển khai có hiệu quả. Hộ nghèo được chủ động trong sản xuất; tự bàn bạc, lựa chọn nội dung đầu tư; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn; năng suất cây trồng, vật nuôi đạt khá... Kết quả đó đã góp phần nâng mức thu nhập bình quân đầu người của huyện từ 11 triệu đồng (năm 2011) tăng lên 25 triệu đồng (năm 2015); tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,57% năm 2011 xuống còn 8,16% năm 2015 (theo tiêu chí nghèo đa chiều)...

Nhiều hộ nghèo trên địa bàn Hương Khê đã thoát nghèo và đang có cơ hội vươn lên khá giả nhờ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình 135 của Chính phủ, giai đoạn 2011-2015.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.