Chuyện buồn làng muối và câu hỏi khó của diêm dân Lộc Hà

(Baohatinh.vn) - Đang chính vụ sản xuất nhưng vựa muối ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) chỉ có khoảng 10,5% tổng quỹ đất diêm nghiệp được sản xuất. Dù diêm dân muốn làm nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên họ đành bỏ nại, bỏ nghề truyền thống...

Chuyện buồn làng muối và câu hỏi khó của diêm dân Lộc Hà

Gần 3 năm bỏ hoang, ruộng muối của bà Lê Thị Đào và nhiều diêm dân khác ở thôn Yên Thọ, xã Hộ Độ cỏ mọc um tùm, ô thửa hư hỏng.

2h chiều, bà Lê Thị Đào ở thôn Yên Thọ (Hộ Độ) ngồi trong chòi tạm đăm chiêu nhìn ra khu ruộng muối bao la cỏ mọc um tùm, ô nại hoang hóa, hư hỏng.

Làm muối hơn 60 năm, nhưng 3 năm lại đây, gần 2 sào nại của gia đình bà đã không được sản xuất, thu nhập của gia đình 5 người phụ thuộc hoàn toàn vào những ngày công bấp bênh hằng ngày của vợ chồng người con trai đi làm “cửu vạn” trên thành phố.

Chuyện buồn làng muối và câu hỏi khó của diêm dân Lộc Hà

Người dân thiếu kinh phí để cải tạo ô nại

Bà Đào chia sẻ: “Bà con vùng muối và bản thân tôi đều rất muốn bám trụ với nghề của cha ông để con cái không phải bươn chải xa, người già và trẻ con có thể phụ giúp tăng thêm thu nhập. Nhưng khốn nỗi, muốn tái sản xuất thì phải bỏ kinh phí cải tạo ô nại, làm ra hạt muối rồi biết bán cho ai đây?”.

Cách đó không xa, bố con ông Lê Sơn, xóm Yên Thọ (Hộ Độ) đang tranh thủ thu hoạch muối trên ô để kịp dạt đất, lấy nước cho ngày sản xuất hôm sau. Vì có 52 năm gắn bó với ô nại, nhà đã qua 4 đời gắn bó với nghề nên ông rất buồn trước thực trạng sản xuất mỗi năm một thoái trào. Năm 2019, trong thôn còn khoảng 20 hộ sản xuất và năm nay chỉ còn 4 hộ làm.

Chuyện buồn làng muối và câu hỏi khó của diêm dân Lộc Hà

Là một trong những người ít ỏi còn bám trụ với nghề, ông Lê Sơn (xã Hộ Độ) không mong Nhà nước hỗ trợ tiền, hay ưu tiên vay vốn, mà chỉ mong có chính sách bao tiêu sản phẩm gắn với xây dựng thương hiệu muối của quê hương.

Ông Sơn lý giải: “Mỗi ngày, 2 cha con tôi căng mình sản xuất trên diện tích 3 sào cũng chỉ được 150 kg muối. Nếu bán được với giá 1,4 - 1,5 ngàn đồng/kg thì mới đủ sống (khoảng hơn 100 ngàn đồng/ngày công). Trong khi đó, xe chở muối công nghiệp từ miền Nam về vào tận thôn đổ bán chỉ giá chưa đầy 1 ngàn đồng/kg. Vì thế, giá muối sản xuất trên địa bàn ngày càng đi xuống. Ngày công rẻ mạt như vậy nên chẳng ai tha thiết với nghề - trừ những người già, phụ nữ không thể đi làm ăn xa”.

Chuyện buồn làng muối và câu hỏi khó của diêm dân Lộc Hà

Sau một ngày làm việc dưới cái nắng gay gắt của mùa hè, hai bố con ông Lê Sơn chỉ có thu nhập hơn 100 ngàn đồng/người.

Anh N.Đ.L - một chủ cơ sở kinh doanh muối ở thôn Lâm Châu (xã Thạch Châu) cũng thừa nhận: “Các đồng muối ở Lộc Hà chất lượng tốt nhưng khó tiêu thụ bởi giá cả cao hơn nên chúng tôi không mấy mặn mà thu mua. Mặt khác, hiện nay muối hạt chủ yếu dùng để phục vụ chế biến, bảo quản hải sản, khử khuẩn ao nuôi tôm nên người mua muốn mua loại rẻ để tiết kiệm chi phí sản xuất”.

Ông Trương Bá Khanh - Chủ tịch UBND xã Hộ Độ trao đổi thêm: "Đầu vụ sản xuất, diêm dân phải bỏ ra 5 - 7 triệu đồng/sào muối để cải tạo ô nại, chạt lọc và sắm thêm công cụ sản xuất. Tuy nhiên, sau mỗi vụ muối (khoảng 5 tháng sản xuất) cũng chỉ thu về được khoảng 10 triệu. Với mức thu nhập thấp như vậy nên bà con không sản xuất, những người có sức khỏe thì lên thành phố kiếm việc khác làm để có thu nhập cao hơn.

Để khuyến kích sản xuất, xã đã trích ngân sách, lồng ghép các chương trình, dự án cải tạo đồng muối; hỗ trợ ngày công (mức 250 - 300 ngàn đồng/sào/vụ); thường xuyên có sự khuyến khích, động viên... nhưng hiệu quả không cao, bà con không mặn mà".

Chuyện buồn làng muối và câu hỏi khó của diêm dân Lộc Hà

Sản xuất không phát triển, diêm dân không mặn mà đầu tư nên hạ tầng đồng muối thôn Châu Hạ (xã Thạch Châu) cũng xập xệ, tạp bợ và hoang tàn

Thực tế cũng cho thấy, ngoài vấn đề về giá cả thấp, đầu ra khó khăn thì sản xuất muối ở Lộc Hà còn gặp khó bởi nguồn nhân lực chất lượng tham gia hoạt động sản xuất này giảm sút; hệ thống cơ sở hạ tầng lâu ngày không được đầu tư nên xuống cấp trầm trọng; nhiều vùng sản xuất bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt; các cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất chưa nhiều, chưa đủ lớn để kích cầu sản xuất…

Theo số liệu thống kê, hiện nay, toàn huyện Lộc Hà có tổng 197 ha đất sản xuất diêm nghiệp. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, số diện tích này đang dần bị bỏ hoang, một số khác đã và đang được quy hoạch để chuyển đổi sang mục đích khác, chỉ rất ít diện tích được sản xuất. Số diện tích đang làm cũng khá bấp bênh, èo ọt, không được đầu tư đúng mức, năng suất không cao.

Chuyện buồn làng muối và câu hỏi khó của diêm dân Lộc Hà

Hoạt động của diêm dân thôn Châu Hạ cũng khá đơn lẻ, cầm chừng do giá cả thấp, đầu ra thiếu, giá trị ngày công thấp...

Ông Võ Tá Bình - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà thông tin thêm: “Vụ muối năm nay, Lộc Hà chỉ có kế hoạch sản xuất 24,2 ha, nhưng đến thời điểm này mới chỉ có 20,6 ha; trong đó, Thạch Châu làm 13,5 ha (sản lượng 1.010 tấn), Hộ Độ 6,7 ha (sản lượng 78 tấn) và Thạch Mỹ 0,35 ha (sản lượng 4 tấn). Thúc đẩy sản xuất diêm nghiệp đang là bài toán khó đối với Lộc Hà".

Cũng theo ông Bình, sản xuất diêm nghiệp chỉ có thể khôi phục và phát triển khi có đầy đủ các chính sách khuyến khích, được thực đồng bộ và hữu hiệu, nhất là trong việc doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm và Nhà nước có những chính sách hỗ trợ lớn.

Chủ đề Thị trường, Thương mại - Dịch vụ

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.