>> Không tìm được đầu ra, cam bù “rớt” giá thê thảm!
Trước tình hình đó, UBND huyện Hương Sơn đã mời TS. Đỗ Đình Ca và Ths. Nguyễn Duy Hưng là các chuyên gia đầu ngành về cây ăn quả có múi của Viện nghiên cứu rau quả Trung ương về khảo sát thực trạng, tìm nguyên nhân, tư vấn khắc phục mùa cam tới.
TS. Đỗ Đình Ca cùng đoàn công tác trực tiếp khảo sát tại vườn cam
Sau khi khảo sát trực tiếp các vườn cam bù ở các xã Sơn Trường, Sơn Mai, TS. Đỗ Đình Ca cùng đoàn công tác kết luận nguyên nhân chủ yếu được xác định là do bệnh đốm dầu, gây ra bởi nấm Mycosphaerella citri. Đây là bệnh khá nguy hiểm đối với cây ăn quả có múi, đặc biệt trên cây cam chanh (cam Xã Đoài, cam V2...).
Sang cuối tháng Chạp nhưng nhiều vườn cam bù ở Hương Sơn vẫn chưa chín
Triệu chứng bệnh là trên lá, quả xuất hiện những đốm nhỏ dạng giọt dầu, sau chuyển thành màu nâu đen, các đốm bệnh có thể liên kết với nhau thành đám, nhẵn bóng như mỡ nên mắt thường rất khó phát hiện, sau đó hình thành những đốm đen nhỏ.
cùng nhiều vườn cam quả bị thối, rụng hàng loạt
Những quả bị bệnh sẽ bị rụng và thối nhũn từ trong ra ngoài. Nhiều trường hợp lúc thu hoạch về nhìn quả vẫn còn “tươi” rắn chắc, nhưng chỉ sau một ngày hoặc thậm chí một đêm là quả đã bị thối nhũn.
Bệnh đốm dầu thường phát sinh gây hại trong điều kiện thời tiết mưa ẩm kéo dài cộng với việc bón phân không cân đối, thừa đạm và những vườn cây quá rậm rạp không cắt tỉa.
“Nguồn nấm bệnh tồn tại trên cây bệnh và tàn dư cây bệnh, lan truyền bởi mưa gió. Do vậy, để phòng chống bệnh đốm dầu, vườn cam cần thường xuyên vệ sinh, thu dọn các bộ phận bị bệnh như lá, quả bị thối rụng, cắt tỉa để vườn luôn thông thoáng, bón phân cân đối và phun thuốc phòng bệnh theo dự báo được các cơ quan chuyên môn” - TS. Đỗ Đình Ca khuyến cáo.
UBND huyện đã giao Phòng NN&PTNT, Trung tâm ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện hướng dẫn cụ thể cho bà con nông dân các biện pháp khắc phục trong mùa cam của những năm tiếp theo.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu