Chuyện kể dưới tán rừng phi lao hàng trăm tuổi bên bờ biển Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Rừng phi lao dọc bờ biển thuộc thôn Minh Đức, xã Kỳ Nam (TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) được người dân địa phương xem như “báu vật”, bởi đó là “lá chắn” chở che dân làng trong chiến tranh, bảo vệ họ vượt qua thiên tai khắc nghiệt hàng trăm năm nay.

Chuyện kể dưới tán rừng phi lao hàng trăm tuổi bên bờ biển Hà Tĩnh

Rừng phi lao hàng trăm năm tuổi dọc bờ biển thôn Minh Đức, xã Kỳ Nam.

“Lá chắn” vững chắc dọc bờ biển phía Nam Hà Tĩnh

Rừng phi lao ở thôn Minh Đức, xã Kỳ Nam (TX Kỳ Anh) hiện có khoảng gần 40.000 cây với diện tích 25 ha, chiều dài gần 3 km, chiều rộng gần 100m, kéo từ cửa sông Xích Mỗ (thôn Minh Đức) đến vùng đất Mũi Đao (thôn Quý Huệ).

Hàng trăm năm qua, những cây phi lao đã bền bỉ đứng vững, chống chọi với bão tố, cuồng phong, sóng dữ từ ngoài khơi xô đập vào bờ để giữ đất, giữ làng. Thời gian đã hằn vết lên rừng già, nhiều “cụ” cây gân guốc, sần sùi, mang đầy những dấu tích do thời tiết khắc nghiệt.

Chuyện kể dưới tán rừng phi lao hàng trăm tuổi bên bờ biển Hà Tĩnh

Trải qua hàng trăm năm bảo vệ bờ biển Kỳ Nam, những cây phi lao đã trở nên gân guốc, xù xì.

Chúng tôi về với rừng phi lao trên bờ biển Kỳ Nam vào những ngày đầu hè. Cái nắng oi nồng đặc trưng của vùng biển trở nên dịu mát hơn trong tán rừng phi lao hơn 200 năm tuổi. Dưới “thảm” phi lao xanh ấy, là biết bao câu chuyện kể về những tháng ngày gian lao chiến đấu chống giặc giữ nước, những cuộc bão tố hay là những ký ức thương tâm về ngư dân gặp nạn…

Chuyện kể dưới tán rừng phi lao hàng trăm tuổi bên bờ biển Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Đình Thoại vẫn nhớ như in những kỷ niệm với rặng phi lao.

Gắn bó với cánh rừng phi lao gần cả đời người, ông Nguyễn Đình Thoại (SN 1949) - Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Minh Đức vẫn nhớ như in những kỷ niệm vui buồn.

Chuyện kể dưới tán rừng phi lao hàng trăm tuổi bên bờ biển Hà Tĩnh

Những “vết thương” của cây phi lao trước những sự “giận dữ” của thiên nhiên.

Hướng ánh mắt về phía bờ biển, ông Thoại bồi hồi nhớ lại: “Năm 1987, biển Kỳ Nam có bão lớn. Cơn cuồng phong trong mùa gió chướng như muốn “thổi” bay cả ngôi làng nhỏ bé. Nhưng rồi, bão cũng dần tan, dân làng vẫn bình yên. Chỉ rặng phi lao dọc bờ biển là mệt mỏi, xác xơ sau nhiều giờ liền lấy thân mình kiên cường chắn giữ, chở che cho đất liền. Bao năm qua vẫn thế, rừng đã che chắn, “ôm trọn” bao thế hệ ở ngôi làng này".

Chuyện kể dưới tán rừng phi lao hàng trăm tuổi bên bờ biển Hà Tĩnh

Rừng ngăn gió cát, che chở người dân thôn Minh Đức.

Không chỉ chở che cho người dân thôn Minh Đức qua những cơn giận dữ của mẹ thiên nhiên mà rừng phi lao còn ôm ấp, bảo vệ những chiến sĩ cách mạng, là nơi “đón” lấy những người con hy sinh vì độc lập dân tộc.

Xuôi dòng ký ức, ông Thoại nhớ lại: “Những năm 60 - 70 của thế kỷ trước, tôi đã nghe và chứng kiến biết bao sự hy sinh của những người lính Cụ Hồ ở mảnh rừng già này. Hồi đó, rừng phi lao vẫn còn rậm, cây cối dày đặc nên bộ đội ta đã lập nên 4 trạm gác để quan sát địch, bảo vệ bờ biển, bảo vệ dân làng. Ở dưới tán rừng là những hầm dã chiến để tránh mưa bom bão đạn của giặc. Trong nỗ lực để bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc, đã có những người lính ngã xuống, rừng phi lao đã đón các anh về với đất mẹ.

...

Chuyện kể dưới tán rừng phi lao hàng trăm tuổi bên bờ biển Hà Tĩnh

Rừng phi lao từng là nơi bộ đội ta đã lập nên 4 trạm gác để quan sát địch, bảo vệ bờ biển và dân làng.

Qua sự thiên biến của thời gian, những trạm gác hay hầm tránh bom không còn nữa, nhưng những ký ức về một thuở kháng chiến vẫn còn in hằn trong tâm trí các “già làng” như ông Thoại hay những cao niên ở thôn Minh Đức.

Ông Nguyễn Tiến Anh (SN 1947) ở thôn Minh Đức, xúc động hồi tưởng: “Từ khi tôi được sinh ra ở miền biển Kỳ Nam này thì những cây phi lao đã sừng sững đứng chắn cát, chắn gió, chắn sóng cho làng. Tôi được ông tôi, cha tôi kể lại rằng, rặng phi lao đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm trước”.

Chuyện kể dưới tán rừng phi lao hàng trăm tuổi bên bờ biển Hà Tĩnh

Gần cả cuộc đời ông Nguyễn Tiến Anh đều gắn bó với rặng phi lao này.

Ánh mắt đượm buồn, ông Nguyễn Tiến Anh cho biết thêm, trong tiết thanh minh tháng 3 năm 1980, một cơn dông lớn bất ngờ ập đến, những ngư dân đánh cá trên biển Kỳ Nam không kịp vào nơi tránh trú. Hậu quả đáng tiếc đã xảy ra khi có 6 người chết trôi dạt vào bờ biển thôn Minh Đức. Đã có những người được người thân đưa về quê hương, nhưng cũng có người mãi nằm lại nghĩa trang của thôn từ đó đến nay.

Và những câu chuyện về rừng phi lao ấy vẫn được các cao niên kể lại cho con cháu sau này như một lời nhắc cho thế hệ sau về việc giữ rừng, giữ biển, giữ làng.

Giữ rừng, giữ tương lai

Bao đời nay, người dân thôn Minh Đức vẫn truyền nhau câu chuyện về 5 người đến thôn Minh Đức lập làng, trồng phi lao giữ đất. Để tưởng nhớ công ơn của họ, người dân đã tôn họ là Thánh Đức và lập nên 5 miếu thờ ở 5 phương: Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung. Nhưng miếu có từ lúc nào cũng không ai biết được, chỉ hay rằng, khi người dân lớn lên, đền thờ và những cây phi lao đã hiên ngang trụ vững nơi này.

Chuyện kể dưới tán rừng phi lao hàng trăm tuổi bên bờ biển Hà Tĩnh

1 trong 5 miếu thờ Thánh Đức.

Với những đứa trẻ ở thôn Minh Đức, tuổi thơ là rặng phi lao ngút ngàn, bờ cát trắng tinh, là buổi trưa hè trốn vào bóng phi lao tránh nắng. Còn với những bậc “lão làng”, ở mảnh đất ấy, rừng và những đứa trẻ chính là tương lai.

Chuyện kể dưới tán rừng phi lao hàng trăm tuổi bên bờ biển Hà Tĩnh

Rừng già và những đứa trẻ chính là tương lai.

Trầm ngâm dưới bóng phi lao xanh, ông Bùi Xuân Luật (SN 1963 - người dân thôn Minh Đức) tâm tư: “Tôi lớn lên dưới rặng phi lao này, đến giờ con cháu tôi vẫn tiếp tục sinh sống ở đây. Từ trước đến nay, rừng phi lao được người dân rất quý trọng và luôn tự nhắc nhau phải bảo vệ rừng thật tốt. Bởi, nhờ có rừng phi lao mà ruộng vườn của chúng tôi không bị cát biển xâm chiếm, nhà cửa không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự tàn phá của sóng biển hay gió bão. Thế hệ ông cha chúng tôi luôn nhắc nhở con cháu phải giữ lấy rừng, bảo vệ rừng phi lao này và đến bây giờ, chúng tôi tiếp tục chỉ dạy con cháu về việc bảo tồn những rặng phi lao của quê hương”.

Chuyện kể dưới tán rừng phi lao hàng trăm tuổi bên bờ biển Hà Tĩnh

Để rừng phi lao mãi xanh, thế hệ ông Bùi Xuân Luật luôn nhắc nhở, chỉ dạy con cháu về việc giữ rừng.

Chuyện kể dưới tán rừng phi lao hàng trăm tuổi bên bờ biển Hà Tĩnh

Rừng phi lao xanh mướt được người dân thôn Minh Đức chăm sóc cẩn thận.

Để giữ rừng và bảo vệ rừng, năm 1990, chính quyền địa phương đã giao lại rừng cho người dân thôn Minh Đức quản lý và chăm sóc. Nuôi dưỡng rừng phi lao xanh, các thế hệ người dân thôn Minh Đức đã thay nhau trồng rừng. Trong giai đoạn từ năm 2012 - 2015, đã có hơn 3.000 cây phi lao được người cao tuổi trong thôn trồng mới. Đối với họ, trồng mới rừng như trồng tương lai, bởi có rừng thì mới có tương lai.

Chuyện kể dưới tán rừng phi lao hàng trăm tuổi bên bờ biển Hà Tĩnh

Rừng và người cứ thế “nương tựa” vào nhau. Rừng chở che, trở thành “lá chắn thép” chống bão, chống cát và cả góp phần đem lại màu xanh cho vùng đất Minh Đức. Người dân thì luôn nâng niu gìn giữ và bảo vệ tấm lá chắn xanh ấy.

Ngày nay, với tác động của biến đổi khí hậu, sức tàn phá của thiên tai ngày một mạnh hơn, đã có những thời điểm khi bão lớn về, nhiều cây phi lao không trụ vững với sự khắc nghiệt của từng cơn cuồng phong mà bật gốc, ngả nghiêng. Nhưng sau dông bão, những cây phi lao vẫn mạnh mẽ vươn lên, hướng về phía biển như một bức thành đồng.

...

Dưới tán cây rì rào, tiếng sóng vỗ nhè nhẹ, rừng phi lao ở thôn Minh Đức mỗi ngày vẫn vươn mình ôm trọn cả một vùng quê hiền hòa, chở che cho người dân là minh chứng cho bài học về việc trồng rừng, bảo vệ rừng cho lớp con cháu sau này.

Ông Nguyễn Ngọc Tiến - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Nam cho biết, rừng phi lao của thôn Minh Đức, xã Kỳ Nam đã tồn tại hơn 200 năm nay. Để rừng mãi xanh, tồn tại và phát triển, địa phương luôn quan tâm, đồng hành cùng người dân trong việc giữ và bảo vệ rừng phi lao, thực hiện trồng mới những cây bị gãy đổ do thời tiết. Đồng thời, luôn nhắc nhở, giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu được tầm quan trọng của rừng, từ đó giúp lớp trẻ thêm yêu tấm “lá chắn” đặc biệt này và chung tay bảo vệ môi trường.

Chuyện kể dưới tán rừng phi lao hàng trăm tuổi bên bờ biển Hà Tĩnh

Dù triển khai các dự án phát triển KT-XH nhưng địa phương vẫn ưu tiên giữ rừng.

Sắp tới, tại vùng rừng phi lao này sẽ triển khai dự án điện gió của Công ty Đầu tư năng lượng Thiên Long (Hà Tĩnh) và dự án du lịch của Công ty CP Đầu tư xây dựng vịnh Nha Trang (Khánh Hòa). Dù vậy, quan điểm của địa phương vẫn là ưu tiên giữ rừng, bởi đây là vốn quý của tự nhiên cũng như là “nguồn sống” của người dân

Ông Nguyễn Ngọc Tiến - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Nam

Chủ đề BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.