Cơ hội lớn để các nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư SXKD tại Hà Tĩnh

Ngay sau thành công của chuyến xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản, 30/9, tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc) đã diễn ra Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh.

>>Hà Tĩnh thực sự là điểm đến tin cậy, an toàn, thuận lợi và hiệu quả

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự và Chủ tịch Hiệp hội các nhà quản lý ngành công nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc ký biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự và Chủ tịch Hiệp hội các nhà quản lý ngành công nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc ký biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác.

Dự hội nghị có Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Trần Trọng Toàn, đại diện Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Công thương. Phía Hàn Quốc có đại diện lãnh đạo Phòng Thương mại công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) và gần 100 tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp lớn.

Đoàn Hà Tĩnh do Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự làm trưởng đoàn và các thành viên: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đinh Xuân Việt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiện cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành và các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn tỉnh Hà Tĩnh.

Gần 100 tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc tham dự hội nghị

Gần 100 tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc tham dự hội nghị

Trong dịp này, đoàn lãnh đạo tỉnh Hà Nam do Chủ tịch UBND tỉnh Mai Tiến Dũng làm trưởng đoàn đã cùng phối hợp với tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Hà Nam.

Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Trần Trọng Toàn
Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Trần Trọng Toàn

Phát biểu chào mừng hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc vào Hà Tĩnh, Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Trần Trọng Toàn nhiệt liệt đánh giá cao việc 2 tỉnh Hà Tĩnh và Hà Nam tổ chức hội nghị.

“Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh và Hà Nam hôm nay là dịp tốt để các nhà đầu tư Hàn Quốc tìm hiểu về nhu cầu phát triển và cơ hội đầu tư kinh doanh tại 2 tỉnh này. Hà Tĩnh và Hà Nam đều có tiềm năng phát triển tốt, lực lượng lao động dồi dào, hạ tầng cơ sở tốt, đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư nước ngoài. Tôi tin rằng, với tinh thần và ý chí mạnh mẽ, các DN Hàn Quốc sẽ biết tranh thủ tối đa những cơ hội và những điều kiện thuận lợi để tăng cường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và 2 địa phương trên” - Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Trần Trọng Toàn nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự bày tỏ lời cảm ơn đến các tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp Hàn Quốc đã từng đến đầu tư và giúp đỡ, tài trợ ODA cho nhân dân Hà Tĩnh; đồng thời cung cấp nhiều thông tin về tiềm năng, lợi thế vượt trội cũng chính sách thu hút đầu tư của Hà Tĩnh trong phát triển kinh tế - xã hội.

Trưởng BQL Khu vực mỏ sắt Thạch Khê Thái Văn Hóa cùng các nhà đầu tư Hàn Quốc trao đổi thông tin về tiềm năng, cơ hội đầu tư vào Hà Tĩnh

Trưởng BQL Khu vực mỏ sắt Thạch Khê Thái Văn Hóa cùng các nhà đầu tư Hàn Quốc trao đổi thông tin về tiềm năng, cơ hội đầu tư vào Hà Tĩnh

Trong chuyến xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc lần này, Hà Tĩnh kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm đầu tư vào Hà Tĩnh trên các lĩnh vực: công nghiệp phụ trợ cho ngành sắt thép; sản xuất các sản phẩm từ thép như cơ khí chế tạo máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, sản xuất công cụ, dụng cụ văn phòng, gia đình; đầu tư trực tiếp hoặc BOT, BT, PPP hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp và đầu tư trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, thương mại, dịch vụ du lịch, nông nghiệp, xử lý môi trường…

Chủ tịch UBND tỉnh Võ kim Cự cam kết với các nhà đầu tư Hàn Quốc sẽ không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư nhằm tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, ổn định, minh bạch và thông thoáng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự và Chủ tịch Diễn đàn Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc Lee Sungmok ký biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự và Chủ tịch Diễn đàn Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc Lee Sungmok ký biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác.

Tại hội nghị, đã có 3 biên bản ghi nhớ, cam kết thỏa thuận hợp tác đầu tư giữa UBND tỉnh Hà Tĩnh, với Hiệp hội các nhà quản lý ngành công nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc, Diễn đàn doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc và Hội những người Hàn Quốc yêu Việt Nam với nội dung tiến hành các hoạt động giới thiệu, quảng bá, xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh.

Cũng tại hội nghị, các tập đoàn, doanh nghiệp Hàn Quốc và Hà Tĩnh đã tìm hiểu, trao đổi thông tin và đi đến ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư với 5 biên bản được ký kết giữa BQL KKT Vũng Áng, Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh với 5 tập đoàn, doanh nghiệp Hàn Quốc trên các lĩnh vực: sản xuất sản phẩm sau thép, xây dựng nhà ở, biệt thự, kinh doanh nhà hàng, khách sạn, cung cấp khoáng sản, xử lý môi trường… với tổng trị giá hơn 18 triệu USD.

Trưởng BQL KKT Vũng Áng Hồ Anh Tuấn và Tổng giám đốc Công ty TNHH Tea Lim-Vina thỏa thuận đầu tư xây dựng khu nhà ở, biệt thự liền kề với tổng mức đầu tư 10 triệu USD.

Trưởng BQL KKT Vũng Áng Hồ Anh Tuấn và Tổng giám đốc Công ty TNHH Tea Lim-Vina thỏa thuận đầu tư xây dựng khu nhà ở, biệt thự liền kề với tổng mức đầu tư 10 triệu USD.

Tổng Giám đốc Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh Dương Tất Thắng và đại diện Công ty Dongcheon ký ghi nhớ về cung cấp khoáng sản. Giám đốc Công ty chăn nuôi Mitraco Lê Văn Nhị và Giám đốc Công ty công nghệ môi trường Kukajae Lee Jin Seok ký ghi nhớ về chuyển giao công nghệ thiết bị xử lý môi trường sau chăn nuôi.

Tổng Giám đốc Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh Dương Tất Thắng và đại diện Công ty Dongcheon ký ghi nhớ về cung cấp khoáng sản.

Tổng Giám đốc Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh Dương Tất Thắng và đại diện Công ty Dongcheon ký ghi nhớ về cung cấp khoáng sản. Giám đốc Công ty chăn nuôi Mitraco Lê Văn Nhị và Giám đốc Công ty công nghệ môi trường Kukajae Lee Jin Seok ký ghi nhớ về chuyển giao công nghệ thiết bị xử lý môi trường sau chăn nuôi.

Giám đốc Công ty chăn nuôi Mitraco Lê Văn Nhị và Giám đốc Công ty công nghệ môi trường Kukajae Lee Jin Seok ký ghi nhớ về chuyển giao công nghệ thiết bị xử lý môi trường sau chăn nuôi.

(từ Seoul - Hàn Quốc)

Đọc thêm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có những lực đẩy đủ lớn để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Bài toán để các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, tM-DV và nông nghiệp tăng thêm điểm phần trăm về tăng trưởng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung cả năm từ 8% được các cấp, ngành tập trung tìm lời giải với phương châm đổi mới, đột phá, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Nhan nhản mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Không ít cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở TP Hà Tĩnh bày bán sản phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, khiến người tiêu dùng gặp khó trong xác định thông tin về thành phần, công dụng và hạn sử dụng.