Công bố Bảng giá tính lệ phí trước bạ ô tô, xe máy toàn quốc

Bảng giá tính LPTB ban hành cho các loại phương tiện ôtô, xe máy mới và có hiệu lực cho năm hiện tại, không áp giá theo năm sản xuất. Các phương tiện cùng chủng loại nhưng có năm sản xuất trước thời điểm ban hành Bảng giá thì áp dụng trừ lùi theo tỷ lệ: 5%/2 năm và dừng tỷ lệ ở 75%.

cong bo bang gia tinh le phi truoc ba o to xe may toan quoc

Bảng giá tính LPTB ban hành cho các loại phương tiện ôtô, xe máy mới và có hiệu lực cho năm hiện tại, không áp giá theo năm sản xuất. Ảnh T.L minh họa

Bộ Tài chính hiện đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định Bảng giá tính lệ phí trước bạ (LPTB) đối với các tài sản khác không phải là nhà đất, bao gồm Phụ lục 01 - Bảng giá xe ô tô và Phụ lục 02 – Bảng giá xe máy.

Dự kiến Bảng giá tính lệ phí trước bạ này sẽ được áp dụng cho các tài sản khai lệ phí trước bạ từ ngày 01/01/2017.

Điện tử khai, nộp lệ phí trước bạ

Theo Bộ Tài chính, việc ban hành Bảng giá tính LPTB toàn quốc nhằm mục tiêu điện tử khai và nộp lệ phí trước bạ, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế tra cứu dữ liệu điện tử của Bảng giá toàn quốc; bước đầu xây dựng bộ cơ sở dữ liệu tập trung về tài sản để phục vụ công tác quản lý của ngành thuế...

Đối với loại phương tiện cùng chủng loại nhưng có năm sản xuất trước thời điểm ban hành Bảng giá thì nguyên tắc tính giá được căn cứ vào giá loại phương tiện tại thời điểm Bảng giá ban hành và áp dụng trừ lùi theo tỷ lệ: 5%/2 năm, cho đến hết 10 năm sản xuất thì dừng tỷ lệ (là 75% giá LPTB so với giá hiện tại).

Trên cơ sở đó, cần kết cấu lại Bảng giá theo trật tự, đơn giản, thuận lợi cho việc thiết kế ứng dụng khai nộp thuế điện tử, người dân có thể tự tra cứu thông tin trên các trang web, tích hợp dữ liệu từ nguồn cơ sở dữ liệu đầu vào của Đăng kiểm và nguồn cơ sở dữ liệu trong nội bộ của Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), cung cấp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ cho cơ quan công an cấp giấy chứng nhận đăng ký xe theo quy định.

Bảng giá được thực hiện trên cơ sở dữ liệu chủng loại xe của Cục Đăng kiểm cung cấp; qua tham khảo ý kiến của các Cục thuế; khảo sát thực tế tại một số địa phương, các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp nhập khẩu ôtô, xe máy; tổng hợp và phân tích biểu giá LPTB của 63 Cục thuế các tỉnh thành phố.

Cụ thể, Danh mục nhóm phương tiện ôtô, xe máy được căn cứ theo danh mục nhóm phương tiện do cơ quan đăng kiểm cung cấp với dữ liệu lịch sử từ năm 2000 đến nay.

Đối với mỗi nhóm danh mục được chia ra 2 loại: ôtô và xe máy. Trong đó, nhóm danh mục ô tô gồm 4 loại: ô tô con, xe tải, xe khách, ô tô điện. Mỗi loại sẽ gồm số lượng tiêu chí khác nhau như nhãn hiệu, tên thương mại, số chỗ ngồi, nguồn gốc nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước...

Tương tự, nhóm danh mục xe máy gồm xe máy và xe máy điện, cùng các chỉ tiêu tương ứng cùng loại.

Bảng giá áp dụng cho năm hiện hành và trừ lùi theo tỷ lệ %

Cũng theo Bộ Tài chính, mức giá trong Bảng giá tối thiểu tính LPTB theo Biểu giá hiện hành của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Bảng giá ban hành là cho các loại phương tiện là ôtô, xe máy mới theo quy định tại điểm 6,7, 8 Điều 2 của Nghị định 140/2016/NĐ-CP và có hiệu lực cho năm hiện tại (không áp giá theo năm sản xuất).

Đối với loại phương tiện cùng chủng loại nhưng có năm sản xuất trước thời điểm ban hành Bảng giá thì nguyên tắc tính giá được căn cứ vào giá loại phương tiện tại thời điểm Bảng giá ban hành và áp dụng trừ lùi theo tỷ lệ: 5%/2 năm, cho đến hết 10 năm sản xuất thì dừng tỷ lệ (là 75% giá LPTB so với giá hiện tại).

Ví dụ: giá xe mới theo Bảng giá LPTB toàn quốc (từ 1/1/2017) là 1 tỷ thì xe mới cùng loại sản xuất năm 2011 là 850 tr (=1tỷ -1 tỷ x15%). Lý do được cơ quan soạn thảo đưa ra nhằm đơn giản cho bảng giá không ban hành theo năm sản xuất như trước đây và đảm bảo công bằng theo nguyên tắc giá sát với giá trên thị trường.

Bảng giá không quy định chi tiết cho nước sản xuất mà chỉ phân biệt nguồn gốc nhập khẩu hoặc sản xuất lắp ráp trong nước. Riêng đối với xe tải thì hiệu xe tải được gắn theo nước sản xuất đại diện cho thương hiệu xe đó (ví dụ xe tải của KIA là Hàn Quốc). Lý do, giá trị xe của các nước không chênh lệch quá lớn việc quy định bảng giá theo từng nước sẽ làm phức tạp bảng giá.

Đối với chỉ tiêu loại hộp số (AT/MT): không xây dựng giá dựa trên phân biệt chỉ tiêu này mà khi gộp bảng giá sẽ áp dụng theo mức giá thấp nhất. Đối với loại phương tiện cùng số loại (tên thương mại) nhưng khác nhau về mã kiểu loại (model code) thì khi gộp giá nguyên tắc lấy mức giá thấp nhất của chủng loại xe...

Ngăn chặn trốn thuế qua kê sai trị giá tài sản

Cũng theo Bộ Tài chính, việc xây dựng Bảng giá tính LPTB toàn quốc, xuất phát từ thực tế hiện các cơ sở nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp xe trong nước gửi báo giá không kịp thời đến cơ quan thuế; nhà sản xuất báo theo 2 mức giá tối thiểu và tối đa.

Nhà sản xuất xe máy điện không gửi thông báo giá hoặc gửi thông báo giá thấp đến cơ quan thuế. Khi chủ phương tiện đến đăng ký kê khai nộp LPTB loại xe máy điện chưa có trong bảng giá nhưng giá trên hóa đơn lại rất thấp so với giá thực tế trên thị trường.

Bên cạnh đó, có tình trạng người nhận chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản và bên chuyển nhượng thống nhất với nhau về giá ghi trên hóa đơn, đặc biệt đối với tài sản là xe máy.

Cụ thể, các cơ sở kinh doanh xe máy thường bán ra với giá cao hơn so với giá mua vào nhưng khi ghi hoá đơn các cơ sở chỉ ghi theo giá bán ra của công ty, trùng khớp với giá quản lý của cơ quan thuế. Thậm chí, có cơ sở còn ghi giá bán thấp hơn giá bán ra của công ty; còn nếu có ghi giá chênh lệch thì chênh lệch đó là không đáng kể. Mục đích cơ sở kinh doanh sẽ trốn được thuế, đồng thời, giúp cho người mua xe giảm được LPTB khi làm thủ tục đăng ký xe.

Ngoài ra, hiện không có quy định mức khấu hao tài sản đã qua sử dụng nên rất khó trong việc tính LPTB. Đồng thời, giữa các địa phương khác nhau sẽ có mức giá bán thực tế của các loại tài sản khác nhau do nhiều nguyên nhân. Chưa kể, khi xác định loại phương tiện để áp giá tính lệ phí trước bạ đa số thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký của phương tiện không ghi đầy đủ số loại, trọng tải hoặc dung tích động cơ... gây khó khăn cho việc thụ lý hồ sơ.

Cũng theo phản ánh của các cơ quan thuế, hiện đang còn lưu hành các dòng ô tô tải, đầu kéo, ô tô tải thùng kín (chở hàng đông lạnh) từ dưới 1 tấn đến trên 15 tấn, ô tô con dưới 10 chỗ ngồi, được sản xuất từ những năm 1990 trở về trước không được quy định tại các Bảng giá hiện hành.

Một số loại xe máy có nguồn gốc từ tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính rất khó xác định trị giá tính LPTB, do xe thường là xe cũ không có trong bảng giá tính lệ phí trước bạ, đồng thời không có giấy tờ xe kèm theo nên không xác định được năm sản xuất để làm căn cứ xin giá áp dụng (ví dụ: ZUKEN, SHOZUKA, MAJESTY, SUBITO…).../.

Điều chỉnh, cập nhật, bổ sung Bảng giá tính lệ phí trước bạ

Trường hợp phát sinh ô tô, xe máy mà tại thời điểm nộp tờ khai lệ phí trước bạ chưa có trong Bảng giá tính lệ phí trước bạ do Bộ Tài chính ban hành thì Cục Thuế thực hiện áp dụng giá tính lệ phí trước bạ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định số 140/NĐ-CP ngày 10/10/2016 để làm căn cứ tính lệ phí trước bạ trong thời hạn một (01) ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ.

Trong thời hạn ba ngày (03) ngày làm việc kể từ thời điểm tài sản được đăng ký trước bạ, Cục thuế báo cáo Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để tập hợp ban hành giá tính lệ phí trước bạ bổ sung.

2. Hàng quý, Tổng cục Thuế có trách nhiệm cập nhật giá các loại ô tô, xe máy phát sinh mới vào hệ thống cơ sở dữ liệu để trình Bộ Tài chính ban hành bảng giá.

Trường hợp giá chuyển nhượng ô tô, xe máy thực tế trên thị trường có biến động tăng hoặc giảm 20% trở lên so với giá tính lệ phí trước bạ tại Bảng giá tính lệ phí trước bạ thì Tổng cục Thuế báo cáo Bộ Tài chính ban hành giá tính lệ phí trước bạ bổ sung đảm bảo giá tính lệ phí trước bạ sát với giá chuyển nhượng tài sản thực tế trên thị trường.

Theo Thời báo Tài chính

Đọc thêm

Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Xác định doanh nghiệp là “bạn đồng hành”, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã trao cơ hội để doanh nhân chủ động thích ứng, mạnh dạn đầu tư, khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế.
Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.
Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ trong năm 2024, sản lượng đào, quất tại các tỉnh, thành phía Bắc phục vụ thị trường tết Nguyên đán Ất Tỵ giảm sút đáng kể. Điều này đã tác động để mặt bằng giá một số loại hoa, cây cảnh chơi tết ở Hà Tĩnh.