Công trình thủy lợi trên tuyến đê Hoàng Đình “mất tác dụng” trước mùa mưa lũ

(Baohatinh.vn) - Nhiều công trình thủy lợi ngăn mặn, giữ ngọt trên tuyến đê Hoàng Đình (phường Kỳ Trinh, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã xuống cấp trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của người dân.

Video: Ông Nguyễn Đình Nhuận lo lắng trước sự xuống cấp của các công trình thủy lợi tại đê Hoàng Đình

Công trình thủy lợi trên tuyến đê Hoàng Đình “mất tác dụng” trước mùa mưa lũ

Công trình cống Hoàng Đình được xây dựng từ 1958, sau 62 năm nay đã xuống cấp trầm trọng

Có mặt tại công trình cống Hoàng Đình, một công trình được xây dựng từ năm 1958 nhằm vận hành thoát lũ trên tuyến đê Hoàng Đình, chúng tôi thấy 4 cánh cửa thoát lũ, ngăn mặn đã hư hỏng nặng, đáy cống bị xói lộng.

Theo người dân địa phương, vào mùa mưa lũ hoặc lúc triều cường dâng cao, hầu như cống này mất tác dụng của một công trình thủy lợi thiết yếu để bảo vệ hàng trăm héc ta lúa và hoa màu cho người dân nơi đây.

Công trình thủy lợi trên tuyến đê Hoàng Đình “mất tác dụng” trước mùa mưa lũ

Dù đã được gia cố nhưng chỉ được một thời gian ngắn, công trình tiếp tục hư hỏng nặng

Anh Trần Quý Dương (SN 1979, tổ dân phố Quyền Hành, phường Kỳ Trinh) có 1ha lúa nằm gần khu vực cống Hoàng Đình, năm 2019, bị mất trắng ¼ diện tích vì lúa bị nhiễm mặn. Anh Dương cho biết: “Công trình này xây dựng đã lâu, giờ đã xuống cấp nghiêm trọng. Nông dân chúng tôi sống dựa vào cây lúa, hoa màu, giờ công trình thủy lợi như thế thì sản xuất, sinh hoạt làm sao được. Mong các cấp, chính quyền sớm tiếp thu kiến nghị của bà con, tu sửa, nâng cấp các công trình thủy lợi trên tuyến đê này để bà con yên tâm sản xuất, đời sống”.

Công trình thủy lợi trên tuyến đê Hoàng Đình “mất tác dụng” trước mùa mưa lũ

4 cánh cửa thoát lũ, ngăn mặn đã hư hỏng nặng, đáy cống Hoàng Đình bị xói lộng

Cách đó không xa, là công trình tràn Hoàng Đình (nằm trên hệ thống đê Hoàng Đình) được tổ chức Oxfarm của Anh tài trợ xây dựng từ năm 1996.

Tràn gồm 12 cửa ván thép đóng mở tự động theo áp lực cột nước tràn. Công trình này nhằm xả lũ cho toàn bộ khu dân cư và vùng sản xuất nông nghiệp chính của phường Kỳ Trinh, đồng thời, có vai trò ngăn mặn về mùa triều cường, đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định, thâm canh tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, qua hơn 20 năm sử dụng, 12 cánh cửa ván thép đã hoen rỉ, mục gãy; mùa mưa lũ phải dùng sức người để di chuyển những cánh cổng mới có thể xả lũ.

Ông Nguyễn Đình Nhuận (SN 1957) - Bí thư Chi bộ tổ dân phố Quyền Hành, phường Kỳ Trinh cho biết: “Tổ dân phố chúng tôi có tổng 108 ha vụ Đông Xuân, cứ đến mùa mưa lũ là bà con lo ngay ngáy.

Bởi, hầu như hệ thống công trình thủy lợi trên tuyến đê này đã xuống cấp hết, chẳng có tác dụng gì với việc ngăn mặn, giữ ngọt. Không chỉ ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa và hoa màu, mà còn gây ra hiện tượng ngập úng cục bộ tại các tuyến đường và tại các hộ dân”.

Công trình thủy lợi trên tuyến đê Hoàng Đình “mất tác dụng” trước mùa mưa lũ

Được xây dựng từ năm 1996, tràn Hoàng Đình cũng gần như hư hỏng hoàn toàn

Theo thông tin từ Phòng Quản lý đô thị và Kinh tế TX Kỳ Anh, tuyến đê Hoàng Đình là tuyến đê cấp 5, có tổng chiều dài 6,5km kéo dài từ phường Kỳ Trinh đấu nối tới phường Hưng Trí.

Trên tuyến đê có 8 cống, riêng cống Hoàng Đình là cống lớn nhất và cũng là công trình bị hư hỏng nặng nhất, không đảm bảo vận hành tiêu thoát lũ; 1 tràn tự vận hành đã hư hỏng 12/12 cánh cửa đóng mở.

“Kỳ Trinh có hơn 300 ha lúa và hoa màu, tuy nhiên cứ tới mùa mưa lũ, do các công trình thủy lợi trên tuyến đê chính Hoàng Đình xuống cấp trầm trọng nên ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của bà con. Năm 2006, phường đã trích ngân sách để gia cố lại tràn Hoàng Đình và 2016 là gia cố lại cống Hoàng Đình, tuy nhiên, việc gia cố hai công trình này chỉ mang tính chất tạm thời, do tác động của tự nhiên nên đến thời điểm này hầu như đã hư hỏng hoàn toàn. Phường chúng tôi rất mong các cấp, ngành quan tâm hỗ trợ đầu tư để nâng cấp lại các công trình thủy lợi trên tuyến đê Hoàng Đình gúp bà con yên tâm sản xuất, sinh sống”, Bí thư Đảng ủy phường Kỳ Trinh Trương Công Bình kiến nghị.

Video: Ông Trương Công Bình nêu rõ thực trạng các công trình thủy lợi trên tuyến đê Hoàng Đình

Phó Chủ tịch UBND thị xã Nguyễn Thế Anh cho biết: “Việc các công trình thủy lợi trên tuyến đê Hoàng Đình, phường Kỳ Trinh xuống cấp, lãnh đạo thị xã đã nắm rõ, tuy nhiên do nguồn vốn để đầu tư, nâng cấp là rất lớn nên thị xã vẫn chưa bố trí được nguồn ngân sách. Để sớm giải quyết vấn đề bức thiết của bà con, hiện thị xã đề xuất tỉnh danh mục đầu tư nâng cấp lại 2 tuyến đê gồm: Tuyến đê Hoàng Đình (phường Kỳ Trinh) và tuyến đê Eo Bù (phường Hưng Trí) với tổng mức đầu tư hơn 314 tỷ đồng. Tuy nhiên, danh mục này cũng đang phải phụ thuộc vào việc Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về nguyên tắc, định mức, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 khi đó mới có cơ sở cũng như nguồn ngân sách để nâng cấp lại”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.