Cựu công nhân đầu tiên của nhà máy Fukushima Dai-Ichi qua đời do nhiễm phóng xạ

(Baohatinh.vn) - Nhật Bản vừa xác nhận trường hợp đầu tiên công nhân từng làm việc tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-Ichi qua đời do căn bệnh ung thư liên quan đến phóng xạ.

Cựu công nhân đầu tiên của nhà máy Fukushima Dai-Ichi qua đời do nhiễm phóng xạ

Công nhân làm việc tại nhà máy Fukushima Dai-Ichi. (Ảnh: Reuters)

Trận động đất 9,0 độ richter xảy ra ngày 11/3/2011 - mạnh nhất trong lịch sử Nhật Bản - gây nên sóng thần khiến hơn 18.000 người thiệt mạng và mất tích, buộc 160.000 người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn. Đây được coi là thảm hoạ hạt nhân tồi tệ nhất kể từ sau “cơn ác mộng” tại nhà máy điện Chernobyl ở Ukraine năm 1986.

Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters qua điện thoại, một quan chức của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cho biết một cựu công nhân của nhà máy vừa qua đời ở tuổi 50 vì căn bệnh ung thư phổi. Gia đình nạn nhân sẽ sớm được nhận các khoản bồi thường.

Nam công nhân này đã làm việc tại nhiều nhà máy điện hạt nhân trên khắp Nhật Bản. Ông cũng hai lần đến làm việc tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-Ichi để tham gia vào công việc khôi phục và dọn dẹp nhà máy sau sự cố hạt nhân vào tháng 3/2011. Người này bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vào tháng 2/2016.

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản trước đó cũng xác nhận 4 trường hợp cựu công nhân từng làm việc tại nhà máy Fukushima Dai-Ichi gặp các vấn đề về sức khỏe liên quan đến phóng xạ. Tuy nhiên, đây là trường hợp đầu tiên qua đời.

Công ty điện lực Tokyo, đơn vị điều hành nhà máy hạt nhân Fukushima Dai-Ichi đang đối mặt với một loạt vụ kiện pháp lý đòi bồi thường thiệt hại sau sự cố.

(Theo Reuters)

Chủ đề Hạn hán - Thiên tai

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.