Đại biểu dân cử băn khoăn về giá điện, thừa giáo viên hợp đồng

(Baohatinh.vn) - Tiếp tục ngày làm việc thứ 3, Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVI, sáng nay (17/7), dưới sự chủ trì của Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Kim Cự, các đại biểu tiến hành chất vấn đối với người đứng đầu các ngành: Điện lực, GD&ĐT, Cục thuế tỉnh.

>> Nông nghiệp, đất rừng “nóng” từ thực tiễn đến nghị trường

Đại biểu dân cử băn khoăn về giá điện, thừa giáo viên hợp đồng ảnh 1
Đại biểu dân cử băn khoăn về giá điện, thừa giáo viên hợp đồng ảnh 2

Tập trung mọi nguồn lực cải thiện chất lượng lưới điện

Ông Nguyễn Phúc Phong – Giám đốc Công ty Điện lực là người đầu tiên đăng đàn trong buổi sáng với câu hỏi: “Hiện nay trên địa bàn huyện Kỳ Anh có nhiều nhà máy nhiệt điện trong lúc đại bộ phận người dân thiếu điện sinh hoạt và sản xuất kinh doanh”.

Đại biểu dân cử băn khoăn về giá điện, thừa giáo viên hợp đồng ảnh 3

Giám đốc điện lực cho biết: Điện lực Kỳ Anh đang quản lý và bán điện trực tiếp đến từng hộ dân trên địa bàn 33 xã, phường. Hiện tại lưới điện trên địa bàn huyện và thị xã Kỳ Anh hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, ngành cũng thừa nhận thực trạng, thời gian qua một số địa phương trên địa bàn Kỳ Anh xảy ra tình trạng mất điện. Nguyên nhân là do lưới điện hạ thế sau tiếp nhận chưa được đầu tư cải tạo kịp; thời tiết khá phức tạp nên nhiều nơi xảy ra sự cố lưới điện; ảnh hưởng của việc cải tạo, nâng cấp lưới điện nên một số thời gian phải ngừng cung cấp điện; một số xã đang chờ dự án tái thiết Đức (KFW) đầu tư trong khi dây dẫn đã xuống cấp, ảnh hưởng tới việc cấp điện ổn định.

Ông Phong cũng cho biết thêm: đến ngày 30/6/2015, tại 230 xã được đánh giá đã có 193 xã đạt tiêu chí số 4 về điện, 37 xã còn lại chưa đạt.

Đại biểu dân cử băn khoăn về giá điện, thừa giáo viên hợp đồng ảnh 4

Trả lời câu hỏi chất vấn tại hội trường của các ĐB Nguyễn Thị Hà Tân, ĐB Hồ Anh Tuấn và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y về "tình trạng giá điện tăng cao sau khi thay công tơ, chất lượng điện ở Kỳ Anh không đảm bảo, thực hiện hỗ trợ giá điện cho hộ nghèo, khu kinh tế và các doanh nghiệp điện không đảm bảo", Giám đốc Công ty Điện lực Hà Tĩnh cho rằng: Thiếu điện ở Kỳ Anh như đã giải trình, nguồn đáp ứng được, chỉ thiếu điện cục bộ, không mất điện trên diện rộng. Trong tháng 5, tháng 6 vừa qua, nhu cầu sử dụng điện tăng cao (tăng 70% so với cùng kỳ năm 2014), khi sản lượng tăng thì theo quy định của Bộ Công thương giá sẽ tính theo bậc thang nên tiền điện tăng.

Đại biểu dân cử băn khoăn về giá điện, thừa giáo viên hợp đồng ảnh 5
Đại biểu dân cử băn khoăn về giá điện, thừa giáo viên hợp đồng ảnh 6
Đại biểu dân cử băn khoăn về giá điện, thừa giáo viên hợp đồng ảnh 7

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y cùng các ĐB Nguyễn Thị Hà Tân, Hồ Anh Tuấn liên tiếp chất vấn Giám đốc Công ty Điện lực Hà Tĩnh về giá điện

Về ý kiến các doanh nghiệp làm thủ tục mua điện gặp khó khăn, Giám đốc Nguyễn Phúc Phong khẳng định: việc đấu nối điện phải đảm bảo theo quy trình, nếu các doanh nghiệp yêu cầu đường đột quá ngành điện sẽ không đáp ứng kịp do liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó có cơ sở hạ tầng ngành điện. Công ty mong tiếp tục nhận được ý kiến kiến nghị của các doanh nghiệp và cam kết sẽ xử lí nhanh nhất những khúc mắc của khách hàng.

Về câu chất vấn, đề nghị cho biết tình trạng mất điện thường xuyên xảy ra, Giám đốc Công ty Điện lực bày tỏ: công ty rất trăn trở và đã tìm mọi cách để tiếp tục khắc phục.

Sau khi nghe phần trả lời chất vấn của ông Nguyễn Phúc Phong, Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Kim Cự yêu cầu ngành điện tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc ghi chỉ số công tơ điện, tập trung mọi nguồn lực cải thiện tình trạng lưới điện.

Nhức nhối tình trạng thừa giáo viên hợp đồng

Trả lời các câu hỏi của cử tri gửi về kỳ họp liên quan đến những khó khăn trong xây dựng trường trọng điểm, Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Trung Dũng cho biết: đến nay đã xác định được 37 trường học sẽ xây dựng thành trường trọng điểm (gồm 12 trường THCS, 13 trường Tiểu học, 12 trường mầm non).

Đại biểu dân cử băn khoăn về giá điện, thừa giáo viên hợp đồng ảnh 8

Có 7 trường đã được UBND huyện phê duyệt. Các trường còn lại đều đã có đề án trình UBND cấp huyện nhưng chưa được phê duyệt, với lý do: TP Hà Tĩnh, huyện Nghi Xuân cho rằng việc xây dựng trường trọng điểm còn thiếu các cơ sở pháp lý; các huyện Đức Thọ, Hương Khê, Lộc Hà, thị xã Hồng Lĩnh sẽ trình HĐND huyện phê duyệt; thị xã Kỳ Anh chưa phê duyệt là do mới thành lập; huyện Kỳ Anh trước đây đã xác định nhưng nay các trường đó thuộc địa bàn thị xã Kỳ Anh.

Đại biểu dân cử băn khoăn về giá điện, thừa giáo viên hợp đồng ảnh 9
Đại biểu dân cử băn khoăn về giá điện, thừa giáo viên hợp đồng ảnh 10

Các ĐB: Nguyễn Trọng Nhiệu, Đoàn Đình Anh đặ câu hỏi với Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Trung Dũng

Trả lời câu hỏi chất vấn của các ĐB Nguyễn Trọng Nhiệu “Đề nghị cho biết lí do vì sao số lượng giáo viên dôi dư?”, ĐB Đoàn Đình Anh “Hiện tại có 355 cán bộ, giáo viên hợp đồng, trong đó có 322 người đứng lớp. Các cơ sở kêu thiếu giáo viên đặc thù, vì thế phải hợp đồng. Đề nghị cho biết trong 322 người đứng lớp có bao nhiêu giáo viên đặc thù và bao nhiêu giáo viên văn hóa?”, Ông Trần Trung Dũng cho rằng: do các huyện thực hiện không tốt việc điều chuyển trong địa bàn nên chỗ thừa vẫn thừa, chỗ thiếu vẫn thiếu. Vì thế, xảy ra trường hợp bố trí chuyên môn không hợp lí.

Cũng theo ông Dũng, lực lượng giáo viên ở bậc Tiểu học, THCS chủ yếu là nữ, nên có nhiều giáo viên nghỉ sinh, các trường phải hợp đồng để đảm bảo chương trình dạy.

Câu trả lời của Giám đốc Sở GD&ĐT chưa phân tách được con số giáo viên 322 theo như chất vấn của ĐB Đoàn Đình Anh.

Ngành thuế tăng thu ngân sách

Trả lời ý kiến của cử tri liên quan đến vấn đề thu ngân sách, ông Đinh Nho Hậu – Cục trưởng Cục Thuế tỉnh cho biết: Kết quả thu 6 tháng là tương đối khả quan. Tổng thu ngân sách nội địa 6 tháng đầu năm 2015 đạt 3.381 tỷ đồng , đạt 78% dự toán năm do Trung ương giao, đạt 48% kế hoạch năm tỉnh giao, tăng 72% so với cùng kỳ.

Đại biểu dân cử băn khoăn về giá điện, thừa giáo viên hợp đồng ảnh 11

Kết quả đó là nhờ 3 nguyên nhân cơ bản: Kinh tế tỉnh nhà 6 tháng đầu năm 2015 tiếp tục phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 26%; công tác thuế được cả hệ thống chính trị quan tâm; những nỗ lực của ngành; sự phối hợp của các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố, thị xã trong việc chống thất thu, động viên, thuyết phục các doanh nghiệp khai thuế, nộp thuế, giảm thiểu nợ đọng thuế góp phần tăng thu ngân sách.

Tuy nhiên, bên cạnh nguyên nhân đạt được có một số yếu tố làm ảnh hưởng đến kết quả thu 6 tháng đầu năm như: Giải ngân của Tập đoàn Formosa tiếp tục tăng nhưng nguồn vốn giải ngân chủ yếu là nhập khẩu máy móc thiết bị, nộp thuế nhập khẩu còn giá trị giải ngân có thuế nhà thầu nội địa giảm so với các năm trước nên hạn chế nguồn thu; Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 trong 6 tháng đầu năm đạt gần 1.591 triệu KWh, doanh thu ước đạt 2.100 tỷ đồng nhưng đến nay vẫn chưa có giá bán thống nhất giữa Tập đoàn dầu khí và Tập đoàn điện lực Việt Nam nên chưa kê khai, nộp thuế 6 tháng đầu năm; Công ty SAMSUNG C&T Corporation đầu năm giao kế hoạch 153 tỷ đồng nhưng 6 tháng đầu năm mới nộp ngân sách 2 tỷ đồng; Công ty CP sắt Thạch Khê kế hoạch 70 tỷ đồng nhưng 6 tháng đầu năm chỉ nộp 2 tỷ đồng và tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của Công ty CP sắt Thạch Khê 201 tỷ đồng đến nay DN vẫn chưa nộp; tiền sử dụng đất 6 tháng đầu năm đạt thấp...

Sau gần một ngày thực hiện nội dung chất vấn đã có 6 tư lệnh ngành, đơn vị đăng đàn. Theo đánh giá chung, các câu hỏi đã bám sát tình hình thực tiễn, đề cập đến những vấn đề mà cử tri toàn tỉnh đang quan tâm, trong đó có những vấn đề đã phát sinh đơn thư, chưa xử lí dứt điểm...

Đọc thêm

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Vang mãi bài ca kết đoàn...

Vang mãi bài ca kết đoàn...

Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.