Từ ngày 11/7/2013-31/8/2017, Sở Y tế và 2 chi cục trực thuộc (Chi cục ATVSTP và Chi cục Dân số - KHHGĐ) đã tham mưu và ban hành 56 quyết định, 23 kế hoạch có liên quan triển khai thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn phòng y tế các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện xử lý vi phạm hành chính và một số nghị định liên quan.
Hàng năm, Sở Y tế phối hợp với các ngành liên quan tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành ATTP vào các đợt cao điểm; phối hợp với UBND các địa phương, Công an tỉnh, Chi cục QLTT tỉnh xử lý sau khi phát hiện các vi phạm.
Trưởng Ban Văn hóa – xã hội HĐND tỉnh Đoàn Đình Anh: Ngành Y tế cần quan tâm, đó là đảm bảo giá thuốc bán ra cho người dân hợp lý nhất; nên kiến nghị bỏ hồ sơ pháp lý trong thủ tục đăng ký hành nghề để giảm phiền hà, tốn kém cho đội ngũ hành nghề.
Từ năm 2013 đến nay, ngành đã phát hiện 658 vụ vi phạm, xử phạt hành chính với số tiền gần 2 tỷ đồng. Nhìn chung, các vi phạm chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm và khám chữa bệnh…
Mặc dù đã có những nỗ lực, nhưng việc thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong ngành y tế còn nhiều hạn chế như: chế tài xử lý ở một số lĩnh vực còn nhẹ so với mức lợi nhuận; cán bộ mỏng; việc thanh tra, kiểm tra chưa kiểm soát chặt chẽ hết tình hình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tuấn:Thời gian tới, ngành sẽ tập trung quyết liệt vào việc kiểm soát giá thuốc và bán thuốc theo kê đơn...
Mặt khác, luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật còn nhiều bất cập như: chưa thống nhất về đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính; thủ tục xử phạt, thi hành quyết định và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt còn chưa đủ rõ; thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính khó khả thi; thể chế quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính chưa hoàn thiện…
Đoàn liên ngành tỉnh kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm ở TP Hà Tĩnh.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải nhấn mạnh, việc xử lý vi phạm không chỉ có tác dụng răn đe mà còn tạo ý thức phòng ngừa trong mỗi người dân.
Cùng với xử phạt vi phạm hành chính, cần chia sẻ thông tin các vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng, tạo áp lực dư luận buộc người kinh doanh phải thay đổi ý thức, hành vi.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị đoàn giám sát tổng hợp những kiến nghị, đề xuất, chuẩn bị làm việc với UBND tỉnh các nội dung liên quan, để hoạt động thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ngày càng hiệu quả hơn.
Video: Phát hiện lượng lớn thực phẩm bốc mùi hôi thối tại chợ TP. Hà Tĩnh