Đánh giá tác động môi trường, xã hội hạ lưu hồ chứa nước Ngàn Trươi

(Baohatinh.vn) - Chiều 9/5, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 4 (Bộ NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội thảo khoa học đánh giá tác động môi trường, xã hội hạ lưu tràn xã lũ và lòng dẫn Khe Trí, công trình đầu mối hồ chứa nước Ngàn Trươi.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn và Giám đốc BQL Đầu tư và xây dựng Thủy lợi 4 Nguyễn Hải Thanh chủ trì hội thảo.

danh gia tac dong moi truong xa hoi ha luu ho chua nuoc ngan truoi

Đánh giá tác động môi trường, xã hội hạ lưu tràn xã lũ và lòng dẫn Khe Trí, công trình đầu mối hồ chứa nước Ngàn Trươi, tỉnh Hà Tĩnh do Bộ NN&PTNT và BQL Đầu tư và xây dựng Thủy lợi 4 (Ban 4) chủ trì nghiên cứu, thực hiện từ năm 2008.

Đến nay, các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành về thủy lợi đã thu thập số liệu thủy văn; điều tra hiện trạng các mốc cảnh báo lũ, lập và phân tích các tình huống xả lũ và vỡ đập; tính toán ngập lụt hạ du với tần suất xả lũ thường xuyên 10%, 5%… Từ kết quả điều tra, khảo sát, bước đầu đưa ra những dự báo, cảnh báo về những tác động môi trường, xã hội hạ lưu tràn xả lũ hồ chứa nước Ngàn Trươi.

danh gia tac dong moi truong xa hoi ha luu ho chua nuoc ngan truoi

Hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang là công trình trọng điểm, đa mục tiêu, phục vụ phát triển KTXH của tỉnh Hà Tĩnh.

Theo các nhà khoa học, ngoài những mặt tích cực của dự án, thì việc chuyển nước từ lưu vực sông Ngàn Trươi sang lưu vực suối Khe Trí sẽ có tác động lớn đến sự biến đổi của chế độ thủy văn, thủy lực, biến hình lòng dẫn trên dọc suối Khe Trí. Trong đó, vấn đề quan tâm là việc vận hành công trình xã lũ trong quá trình dẫn dòng thi công và vận hành công trình sẽ gây ra những tác động như thế nào cho lòng dẫn Khe Trí cũng như vùng hạ du.

danh gia tac dong moi truong xa hoi ha luu ho chua nuoc ngan truoi

Phó Cục trưởng Cục Qản lý xây dựng công trình, Giám đốc BQL Ban 4 Nguyễn Hải Thanh: Cần tiếp tục đánh giá kỹ hơn về tác động của việc xả lũ; xây dựng kịch bản, phương án xả lũ, di dời dân vùng ngập lụt...

Theo các chuyên gia thủy lợi, các tác động có lợi cũng như bất lợi khi chuyển nước từ lưu vực này sang lưu vực khác đã cho chúng ta nhiều bài học trong thời gian vừa qua. Với lòng dẫn Khe Trí nhỏ, hẹp, dốc, cấu tạo địa chất phức tạp, không hoàn toàn là đá gốc thì việc xã lũ lưu lượng lớn có khả năng gây sạt lở, sạt trượt 2 bên lòng suối, từ đó có thể gây mất an toàn công trình.

Từ những phân tích về tác động bất lợi, các chuyên gia kiến nghị cần có giải pháp ổn định lòng dẫn Khe Trí tại các vị trí co hẹp, đặc biệt là mở rộng lòng dẫn tại eo thắt số 5, phía trước đoạn kênh dẫn vào Khe Trí; hoặc bằng giải pháp giảm độ dốc thủy lực trên toàn bộ Khe Trí.

Xem xét nâng cấp đập Khe Cấy để tránh sự cố tràn hồ Ngàn Trươi khi vận hành. Cắm mốc cảnh báo phạm vi ảnh hưởng của xả lũ hồ Ngàn Trươi với lòng dẫn Khe Trí. Nghiên cứu tác động tổng thể của hồ Ngàn Trươi và dự án Ngàn Trươi - Cẩm Trang với lưu vực.

danh gia tac dong moi truong xa hoi ha luu ho chua nuoc ngan truoi

Hệ thống kênh dẫn công trình thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang

Tại hội thảo, các nhà khoa học và đại diện các sở ngành tỉnh Hà Tĩnh cũng thống nhất cần tiếp tục đánh giá kỹ hơn về tác động của việc xả lũ; xây dựng kịch bản, phương án xả lũ, di dời dân vùng ngập lụt. Đặc biệt, phải tính toán, xây dựng được bản đồ ngập lụt hạ du trong tình huống xả lũ hoặc vỡ đập.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn đánh giá cao những kết quả khảo sát, điều tra, lập dự báo, cảnh báo… của nhóm nghiên cứu. Đây là công trình khoa học có giá trị, ý nghĩa lớn trong thực tiễn, giúp cho việc phòng chống lụt bão, ứng phó với thiên tai hiệu quả hơn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn lưu ý cần xây dựng kịch bản chi tiết cho từng mức ngập lũ, thông báo rộng rãi cho người dân vùng ảnh hưởng, đặc biệt chú trọng việc đảm bảo mức độ an toàn cho người dân, các công trình vùng hạ du, hạng mục công trình của dự án Ngàn Trươi – Cẩm Trang; thông tin đầy đủ các kịch bản, tình huống xả lũ để người dân biết.

Đọc thêm

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.
Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Học sinh cuối cấp tạo nhóm hỗ trợ nhau ôn bài, giáo viên tăng cường cho học sinh luyện đề thi thử trên các phần mềm trực tuyến… là những giải pháp đã được triển khai tại Hà Tĩnh sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.
Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Các hoạt động đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đã được các cấp bộ Đoàn Hà Tĩnh triển khai sôi nổi, thúc đẩy ĐVTN làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.