Đền Chợ Củi sạch bóng “cái bang” những ngày đầu năm mới

(Baohatinh.vn) - Không còn bóng dáng “cái bang”, không còn tình trạng đốt vàng mã tràn lan... là những gì đang diễn ra tại đền Chợ Củi (Xuân Hồng, Nghi Xuân - Hà Tĩnh) trong những ngày Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.

Đền Chợ Củi sạch bóng “cái bang” những ngày đầu năm mới

Du khách đến với đền Chợ Củi vào những ngày đầu năm 2020 không còn bị quấy rầy bởi người ăn xin

Những ngày đầu năm mới Canh Tý 2020, Đền thờ quan Hoàng Mười hay còn gọi là đền Chợ Củi đón từ 2.000 - 2.500 lượt khách/ngày tới đi lễ. Khu vực gian chính điện thờ Thánh Mẫu và các vị thần luôn tấp nập khách ra vào viếng thăm. Những người tới cầu may, cầu lộc, cầu an đầu năm mới chủ yếu là người dân trên địa bàn tỉnh và ở các tỉnh phía Bắc.

Đền Chợ Củi sạch bóng “cái bang” những ngày đầu năm mới

Người dân xin sớ cầu an đầu năm vì thế mà thoải mái hơn rất nhiều

Khác với nhiều năm trước, Tết Canh Tý năm nay đã không còn tình trạng người ăn xin bủa vây làm phiền khách thập phương. Đặc biệt, tình trạng đốt vàng mã khắp nơi cầu an, cầu may cũng đã không còn. Thay vào đó, việc đốt vàng mã đã được hạn chế tối đa và đúng nơi quy định.

Bí thư Đảng ủy xã Xuân Hồng Nguyễn Hồng Khoan cho biết: “Những năm trước, chính quyền địa phương luôn “đau đầu” vì khu vực đền dịp đầu xuân năm mới thường có hàng chục "cái bang“ lê lết ăn xin. Thêm nữa, tình trạng vàng mã được người dân đốt ở khắp nơi, từ gốc cây, bờ tường rào đến các chân tượng ... tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn và ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường. Nay tình trạng này giảm hẳn.”

Đền Chợ Củi sạch bóng “cái bang” những ngày đầu năm mới

Tình trạng đốt vàng mã cũng được hạn chế

Ngày mồng 2 tết Canh Tý 2020 (26/1), ghi nhận của chúng tôi là tình trạng chen chúc, thậm chí là tranh nhau đốt vàng mã trong khuôn viên đền Chợ Củi như những mùa lễ trước đã không còn. Tiếng loa phát thanh của Ban quản lý di tích Đền Chợ Củi thường xuyên nhắc nhở mọi người không đốt vàng mã tràn lan, tránh hỏa hoạn, làm ảnh hưởng đến môi trường, môi sinh.

“Từ ngày 28 tết đến nay đã có hàng ngàn du khách thập phương đến đi lễ và vãn cảnh đền ngày xuân, song chưa thấy người dân nào trình báo bị mất cắp. Trước đây, mỗi mùa lễ tết, có đến hàng chục du khách trình báo bị “đạo chích viếng thăm”, nhưng nay, tình trạng này không còn tái diễn”- Trưởng công an xã Xuân Hồng Văn Đình Thăng cho biết.

Đền Chợ Củi sạch bóng “cái bang” những ngày đầu năm mới

Việc thắp hương trong đền cũng được Ban quả lý di tích khuyên cáo hạn chế nhằm đề phòng hỏa hoạn xảy ra

Chị Nguyễn Thị Hương đến từ huyện Nho Quan (Ninh Bình) nhớ lại: “Hàng năm, ngày mồng 2 tết, cả gia đình lại hành hương về đền Chợ Củi để thắp nhang và xin lộc đầu năm. Nhưng chúng tôi “ngán” nhất là cảnh bị “cái bang” bủa vây, họ chỉ “tha” khi chúng tôi cho tiền”.

Trong khi đó, anh Trần Nhật Tuấn đến từ thị xã Bỉm Sơn Thanh Hóa nhìn nhận: “Những năm trước, các gia đình thường vào cầu xin lộc tài rồi chen nhau đốt vàng mã. Nhưng năm nay, nghe thông báo trên loa và cũng thấy ít người đốt nên các thành viên trong gia đình đã không tham gia đốt vàng mã như những mùa lễ trước. ”

Đền Chợ Củi sạch bóng “cái bang” những ngày đầu năm mới

Đền Chợ Củi bình an trong những ngày đầu năm mới Canh Tý 2020

Không còn bóng dáng “cái bang”, không còn tình trạng đốt vàng mã tràn lan và vắng bóng “đạo chích”, những gì đang diễn ra tại đền Chợ Củi là thành quả của chính quyền xã Xuân Hồng và huyện Nghi Xuân trong việc đẩy mạnh tuyên truyền, “lành mạnh hóa" khu vực đền Chợ Củi.

Theo đó, trước Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, huyện Nghi Xuân đã chỉ đạo xã Xuân Hồng, Ban Quản lý Khu di tích đền Chợ Củi tuyên truyền, vận động không hành nghề xin. Đồng thời, tổ chức nhiều đoàn kiểm tra, rà soát, nhắc nhở các hộ kinh doanh không lấn chiếm lòng lề đường. Lực lượng Công an xã cũng thường xuyên tuần tra, theo dõi những đối tượng khả nghi để kịp thời xử lý vấn nạn đạo “đạo chích” và chấn chỉnh việc đốt vàng mã đúng nơi quy định Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân Bùi Việt Hùng cho hay.

Chủ đề LỄ HỘI XUÂN QUÝ MÃO 2023

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.