(Baohatinh.vn) - Xã Hương Trà (Hương Khê) đang nhân rộng mô hình trồng cây sim làm hàng rào xanh, tô điểm thêm nét đẹp riêng trong bức tranh nông thôn mới ở miền quê đáng sống này.
Những ngày này, khi đi qua đoạn đường trước nhà chị Nguyễn Thị Nhàn (thôn Tây Trà), không ít người phải ngỡ ngàng trước hàng hoa sim tím biếc nở rộ 2 bên đường.
Đây chính là một trong những hộ gia đình đầu tiên triển khai ý tưởng trồng cây sim để phủ xanh hàng rào. Chị Nhàn cho biết: Cây sim gắn bó với tôi từ những ngày còn thơ bé. Vì vậy, tôi quyết định trồng làm hàng rào xanh. Cây phát triển tốt và được mọi người ủng hộ, tôi rất vui.
Theo chị Nhàn, cây sim phù hợp với thổ nhưỡng vùng núi nơi đây. Giai đoạn đầu khi mới trồng, phải thường xuyên tưới nước. Khi cây đã bén đất rồi thì rất dễ chăm sóc, không cần bỏ công quá nhiều, thi thoảng chỉ cần cắt tỉa cành lá cho gọn gàng. Loài cây này trâu bò không ăn nên cũng không sợ bị phá hại.
Có ý tưởng và bắt đầu trồng vào cuối năm 2018, tới nay, gần 100m sim được trồng dọc đường trước nhà chị Nguyễn Thị Nhàn đã nở hoa tím biếc, khoe sắc rực rỡ đầy sức sống.
Hàng rào tím biếc của chị Nhàn cũng đã bắt đầu kết trái. Dù không cho thu nhập nhưng đã có trái ngọt cho những đứa trẻ ngày hè, gia đình chị cũng thu hoạch để ngâm một bình rượu sim.
Cây sim cũng đã được một số người chọn trồng làm cây cảnh tô điểm cho vườn hoa của gia đình
Ông Hồ Hạnh Phúc (thôn Tây Trà) cho biết: Trước đây, chúng tôi đã từng trồng cây chiều tím nhưng vẫn chưa ưng ý. Sau khi thôn có chủ trương, tất cả các gia đình dọc tuyến đường này đều lên núi đào sim về trồng. Tôi rất thích loại cây mang bản sắc riêng của vùng đồi núi nơi đây. Dù chỉ mới trồng được gần 2 tháng nhưng hiện cây đã bén rễ, sinh trưởng tốt. Hy vọng tầm này năm sau, màu hoa tím sẽ nở khắp dọc tuyến đường.
Đến nay, trên địa bàn thôn Tây Trà đã trồng được khoảng 2km đường hàng rào xanh hoa sim...
Trên những tuyến đường mới quy hoạch, hoa sim được trồng xen với một số loại cây bóng mát
Nhiều người tin rằng, những cây sim tím sẽ làm nên vẻ đẹp riêng cho Hương Trà trên hành trình xây dựng xã NTM kiểu mẫu.
Thôn Tây Trà có địa bàn rất rộng, gần 700 hecta với hệ thống giao thông, các tuyến đường dài. Vì vậy nếu trồng các loại cây khác cần nguồn kinh phí cũng như công sức chăm sóc rất lớn. Vì vậy địa phương đã chuyển sang trồng cây sim, loại cây vừa phù hợp với khí hậu, chịu hạn hán tốt, vừa đẹp, thân thiện. Mô hình này đang được xã nhân rộng ở các thôn có điều kiện tương đồng như Nam Trà và Tiền Phong”.
Năm 1964, khi vừa mới nhập ngũ, Đại tá Dương Phổ quê ở xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã lập chiến công lẫy lừng khi dùng súng trường bắn hạ máy bay của giặc.
Hà Tĩnh với bản sắc văn hóa, lịch sử, tiềm năng kinh tế riêng biệt đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành một trong những địa phương phát triển năng động ở khu vực Bắc Trung Bộ.
Nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót ở xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là nơi tưởng nhớ người con ưu tú của dân tộc, một địa chỉ đỏ mang đậm giá trị giáo dục sâu sắc.
Giữ gìn nếp nhà, các thành viên thấu hiểu chia sẻ cùng nhau là những bí quyết giúp gia đình ông Đặng Quang Hạnh ở Thiên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) luôn đầy ắp tiếng cười.
Từ chỗ là hoạt động tín ngưỡng của người dân địa phương, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở TX Hồng Lĩnh đã trở thành lễ hội được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng, người dân thôn Phúc Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, hướng tới cuộc sống sống ấm no, hạnh phúc.
Các hoạt động Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương bắt đầu từ ngày 2-7/4/2025 (tức ngày 5-10/3 âm lịch) tại Khu di tích Đại Hùng. Ông Trần Xuân Đức - Phó Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh thông tin thêm về nội dung này.
Trong tâm thức người Hà Tĩnh, biển luôn gọi lên tình yêu tha thiết, bởi không chỉ mang trong mình nhiều giá trị kiến tạo sự thịnh vượng, biển còn lưu giữ vẻ đẹp văn hóa, lịch sử quê hương...
Thờ cá Ông (cá Voi) là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời của cư dân sinh sống ven biển Việt Nam. Nhiều vùng ở Hà Tĩnh, người dân thờ cá Ông như một vị thần biển linh thiêng.
Với sự cống hiến và nỗ lực không ngừng, Bí thư Chi bộ TDP Đồng Tiến, thị trấn Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) Thiều Thị Nhụy đã góp phần quan trọng đưa TDP phát triển.
Với điểm IELTS 8.0, “thần đồng tiếng Anh” Nguyễn Lê Bảo Chung (lớp 6A7, Trường Albert Einstein Hà Tĩnh) đã trở thành 1 trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất đạt số điểm này với kỹ năng Reading đạt tuyệt đối 8.0, Speaking 8.5, Listening 8.5 và Writing 7.0.
Đại úy Lê Ngọc Anh (Phó Trưởng Công an xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh) là 1 trong 80 gương mặt được trao giải thưởng Thanh niên Công an xã, thị trấn có thành tích xuất sắc, tiêu biểu toàn quốc.
Ông Trần Văn Hoàn đã góp phần “vàng hóa” vùng đất đồi Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) bằng việc phát triển cây cam và hồng Bình Du, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Đền Thánh Mẫu xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) thờ Hoàng hậu Ngọc Trần - vợ của Tướng công Lê Lợi, sau này là Vua Lê Thái Tổ. Không những là điểm văn hóa tâm linh, đây còn là một di tích lịch sử quan trọng.
Đây là dịp để con cháu dòng họ và người dân Hà Tĩnh bày tỏ sự tôn vinh, tri ân bậc tiền nhân đã có những đóng góp to lớn cho công cuộc bảo vệ đất nước.
Nguyễn Phi Sài là một nhân vật lịch sử có nhiều công lao, đóng góp dưới thời Lê Trung Hưng và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều, ngoài trấn. Hiện nay, dòng họ Nguyễn Phi ở xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn còn lưu giữ nhiều di sản quý mà ông để lại.
Triển lãm "Bãi Cọi - nơi gặp gỡ các nền văn hóa" diễn ra tại Bảo tàng Hà Tĩnh trưng bày hơn 100 hiện vật, tư liệu, hình ảnh là địa điểm tham quan, tìm hiểu giá trị di sản rất ý nghĩa với du khách và các em học sinh, sinh viên.
Việc tổ chức đón bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia mộ Nguyễn Huy Tựu là dịp để lan tỏa những giá trị di sản của danh nhân dòng họ Nguyễn Huy - Trường Lưu tới đông đảo người dân Hà Tĩnh.
Anh liệt Đại vương Nguyễn Huy Tựu quê ở làng Trường Lưu, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh là người có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục.
Với chuyên đề trưng bày "Bãi Cọi - Nơi gặp gỡ các nền văn hóa", Bảo tàng Hà Tĩnh sẽ giới thiệu tới khán giả câu chuyện về đời sống của người Việt dưới chân núi Hồng Lĩnh cách đây hơn 3.000 năm.
Người dân thôn 4, xã Thọ Điền (Vũ Quang, Hà Tĩnh) luôn ý thức xây dựng khu dân cư ngày một khang trang, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo đà cho sự phát triển của xã nhà.
Sách "An Tĩnh cổ lục" của học giả người Pháp thuật lại, đền Chiêu Trưng tại xã Quang Vĩnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) là một trong những ngôi đền đẹp nhất nước An Nam xưa.