Đi xem núi lửa Indonesia, hàng trăm du khách mắc kẹt

Đột ngột phun cột tro khói cao 2.000m mà không có dấu hiệu báo trước, núi lửa Barujari trên đảo Lombok (phía đông đảo Bali, Indonesia) khiến khoảng 400 du khách bị mắc kẹt và gần 1.100 người phải sơ tán.

di xem nui lua indonesia hang tram du khach mac ket

Núi lửa Barujan phun cột tro khói cao 2.000m hôm 27-9 - Ảnh chụp từ clip

Theo báo chí địa phương, núi lửa bắt đầu phun vào chiều 27-9. Sáng nay 28-9, Cơ quan giảm nhẹ thiên tai Indonesia (NDMA) đã cử nhân viên cứu hộ đến tìm kiếm khoảng 400 du khách - hầu hết là người nước ngoài, được tin là bị mắc kẹt ở khu vực.

Người phát ngôn NDMA, ông Sutopo Purwo Nugroho, cho biết số du khách trên đăng ký tham quan núi Barujari từ ngày 25-9 và họ đã xuất phát vào lúc núi lửa phun.

"Chúng tôi vẫn đang tìm kiếm số du khách này để tìm hiểu tình trạng của họ và sơ tán ngay lập tức", ông Nugroho cho biết.

Ngoài số du khách trên, gần 1.100 người khác đã được sơ tán. Đến nay chưa có thông tin về người bị thương.

Video clip núi lửa Barujari phun - Nguồn: YOUTUBE

Do núi lửa phun, hầu hết các chuyến bay đến và đi Bali đêm qua đã bị hủy. Các hành khách này có khả năng bị kẹt lại cho đến ngày mai 29-9 hoặc lâu hơn, theo Press TV.

Indonesia có 130 núi lửa hoạt động. Năm ngoái, núi lửa Sinabung ở nước này từng phun trào khiến hơn 10.000 dân làng phải bỏ nhà cửa đi sơ tán.

di xem nui lua indonesia hang tram du khach mac ket

Núi lửa Sinabung phun trào dữ dội năm 2014 làm 16 người chết - Ảnh: AFP

Trước đó vào năm 2014, núi lửa Sinabung từng phun trào dữ dội làm ít nhất 16 người chết và gây thiệt hại nghiêm trọng cho cơ sở hạ tầng, nông nghiệp và ngành công nghiệp du lịch của khu vực.

Theo tuoitre.vn

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.