EU trừng phạt Nga

EU áp gói trừng phạt mới nhằm vào Nga để hạn chế hơn nữa năng lực tác chiến của nước này tại Ukraine.

Quyết định được Liên minh châu Âu (EU) công bố ngày 16/12 là gói trừng phạt thứ 9 của khối nhằm vào Nga sau khi nước này phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine hồi cuối tháng 2. Gói trừng phạt mới nhằm hạn chế hơn nữa năng lực tác chiến của Nga ở Ukraine.

Theo gói trừng phạt mới, EU hạn chế xuất khẩu động cơ máy bay không người lái (UAV) sang Nga hoặc các nước định cung cấp vũ khí cho họ. Thêm gần 200 cá nhân và tổ chức bị EU liệt vào danh sách đen, bị phong tỏa tài sản và cấm cấp thị thực. 4 mạng lưới truyền hình Nga bị cấm phát sóng trong khối.

EU cấm đầu tư vào lĩnh vực khai thác mỏ của Nga, ngoại trừ một số nguyên liệu thô, cũng như cấm xuất khẩu hàng hóa lưỡng dụng có thể phục vụ chiến dịch quân sự của nước này. Các doanh nghiệp trong khối EU cũng bị cấm cung cấp dịch vụ như nghiên cứu thị trường và quảng cáo cho đối tác Nga.

EU trừng phạt Nga

UAV tự sát của Nga bay trên thủ đô Kiev của Ukraine ngày 17/10. Ảnh: Reuters.

Một số thành viên EU tại Đông Âu phàn nàn rằng gói trừng phạt là “một cơ hội bị bỏ lỡ” sau khi các quốc gia như Bỉ và Hà Lan yêu cầu miễn trừ lệnh trừng phạt với các hãng sản xuất phân bón.

Hai nước này lập luận rằng cần nới lỏng lệnh trừng phạt để tạo thuận lợi cho xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp Nga ra thế giới và giảm nguy cơ xảy ra nạn đói, song Ba Lan và Litva bác bỏ.

Bất đồng khiến EU trì hoãn thông qua gói trừng phạt mới nhằm vào Nga tới các đại sứ của khối gặp nhau ngày 15/12. Một số miễn trừ đối với lương thực và phân bón được thông qua trong khuôn khổ thỏa thuận.

EU công bố gói trừng phạt thứ 9 trong bối cảnh Nga tăng dùng tên lửa và UAV tập kích hạ tầng chỉ huy quân sự, năng lượng và kho đạn của Ukraine . Nga tuyên bố các đợt tập kích làm gián đoạn hoạt động chở quân, khí tài và đạn dược bằng đường sắt của Ukraine ra tiền tuyến.

Các quan chức ngoại giao EU cảnh báo khối này ngày càng không còn cách nào để gây tổn hại cho nền kinh tế Nga. EU tránh nhắm mục tiêu vào nguồn cung khí đốt trong các gói trừng phạt do lo ngại giá năng lượng bị đẩy lên cao, cũng như tránh những lĩnh vực hoặc hàng hóa quan trọng với từng quốc gia thành viên của khối như kim cương.

Theo Nguyễn Tiến (VNE)

Đọc thêm

Tình hình Liban ảm đạm sau thỏa thuận ngừng bắn

Tình hình Liban ảm đạm sau thỏa thuận ngừng bắn

Sau lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah, Liban đối mặt với hàng loạt thách thức từ tái thiết kinh tế, áp lực quân sự đến bế tắc chính trị: Thiệt hại chiến tranh ước tính 8,5 tỷ USD, trong khi các cam kết viện trợ quốc tế chưa được thực hiện.
Thái Lan triệt phá ổ nhóm lừa đảo viễn thông quy mô lớn

Thái Lan triệt phá ổ nhóm lừa đảo viễn thông quy mô lớn

Cảnh sát Thái Lan vừa thu giữ một số lượng thiết bị liên lạc được cho là lớn nhất từ trước tới nay ở nước này để phục vụ mục đích lừa đảo qua điện thoại, sau khi tiến hành đồng loạt các vụ đột kích tại tỉnh Chiang Mai, miền Bắc Thái Lan.
Cảnh sát Brazil cáo buộc cựu Tổng thống Bolsonaro âm mưu đảo chính

Cảnh sát Brazil cáo buộc cựu Tổng thống Bolsonaro âm mưu đảo chính

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 26/11, cảnh sát Brazil đã tìm thấy bằng chứng cho thấy cựu Tổng thống cực hữu Jair Bolsonaro âm mưu đảo chính, lật ngược kết quả cuộc bầu cử tháng 10/2022, trong đó ông đã thua đối thủ cánh tả - đương kim Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva.
Nguy cơ IS trỗi dậy ở Nam Á và Trung Đông

Nguy cơ IS trỗi dậy ở Nam Á và Trung Đông

Nhóm vũ trang Nhà nước Hồi giáo Khorasan (IS-K), nhánh của tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Afghanistan, đã thừa nhận sát hại 10 người tại một ngôi đền của người Hồi giáo Sufi ở tỉnh Baghlan, miền bắc nước này.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới

Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới

Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ

Ngày 22/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.