Sri Lanka vay Ấn Độ thêm 1,5 tỷ USD để đối phó khủng hoảng kinh tế

Sri Lanka hiện đang đàm phán với Ấn Độ về một khoản hỗ trợ bổ sung trị giá 1,5 tỷ USD cho việc nhập khẩu dầu mỏ cũng như các mặt hàng thiết yếu khác nhằm ứng phó khủng hoảng tài chính.

Sri Lanka vay Ấn Độ thêm 1,5 tỷ USD để đối phó khủng hoảng kinh tế

Người dân mua thực phẩm tại khu chợ ở Colombo, Sri Lanka, ngày 25/5/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Thống đốc ngân hàng trung ương Sri Lanka Ajith Nivard Cabraal ngày 28/3 cho biết đảo quốc này đang tìm kiếm thêm một khoản tín dụng nữa từ Ấn Độ trị giá 1,5 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, trong bối cảnh Colombo đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.

Phát biểu tại một sự kiện trực tuyến, ông Cabraal nêu rõ: “Hiện, Sri Lanka đang làm việc chặt chẽ (với phía Ấn Độ) để đàm phán về một khoản hỗ trợ bổ sung trị giá 1,5 tỷ USD cho việc nhập khẩu dầu mỏ cũng như các mặt hàng thiết yếu khác trong điều kiện tín dụng.”

Trước đó hôm 17/3, Sri Lanka đã ký thỏa thuận với Ấn Độ về một gói tín dụng trị giá 1 tỷ USD để giúp Colombo ứng phó cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng hiện nay.

Gói tín dụng sẽ được Sri Lanka dùng để chi trả cho việc mua sắm lương thực, thuốc men và các mặt hàng thiết yếu khác.

Reuters dẫn một nguồn tin cho hay, New Delhi đã ngụ ý sẽ đáp ứng yêu cầu của Colombo đối với gói tín dụng mới, sẽ được sử dụng để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như gạo, bột mì, đậu, đường và thuốc.

Hiện, đất nước 22 triệu dân này đang phải “vật lộn” để thanh toán hóa đơn nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu và chi trả nợ nước ngoài, sau khi dự trữ ngoại hối sụt giảm 70% trong hai năm qua, khiến đồng nội tệ mất giá, nhiên liệu thiếu hụt, giá lương thực tăng cao và biểu tình xảy ra ở nhiều nơi.

Sri Lanka đang phải nỗ lực tìm kiếm sự trợ giúp từ các tổ chức cho vay toàn cầu. Nước này sẽ khởi động đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào tháng tới về một kế hoạch ứng phó khủng hoảng.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.
Indonesia xác nhận các trường hợp nhiễm HMPV

Indonesia xác nhận các trường hợp nhiễm HMPV

Ngày 7/1, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin xác nhận nước này đã phát hiện các ca nhiễm virus human metapneumovirus (HMPV), song khẳng định với người dân rằng căn bệnh này không nguy hiểm.
Hamas tuyên bố sẵn sàng phóng thích 34 con tin Israel

Hamas tuyên bố sẵn sàng phóng thích 34 con tin Israel

Thành viên cấp cao của Hamas nêu rõ: “Hamas đã nhất trí phóng thích 34 tù nhân Israel trong danh sách do phía Israel đưa ra như một phần của giai đoạn đầu tiên thuộc thỏa thuận trao đổi tù nhân”.
Trung Quốc thông tin về bệnh đường hô hấp do virus HMPV

Trung Quốc thông tin về bệnh đường hô hấp do virus HMPV

Theo kênh truyền hình NDTV của Ấn Độ, ngày 4/1, giới chức Trung Quốc đã lên tiếng trấn an trước những lo ngại về nguy cơ xuất hiện cuộc khủng hoảng y tế khác hậu COVID-19 khi các tài khoản mạng xã hội chia sẻ nhiều hình ảnh và video cho thấy các bệnh viện ở Trung Quốc quá tải do bệnh nhân nhiễm virus human metapneumovirus (HMPV) gây bệnh đường hô hấp.
Máy bay chở khách Nga hạ cánh khẩn cấp tại Ai Cập

Máy bay chở khách Nga hạ cánh khẩn cấp tại Ai Cập

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 3/1, Bộ Hàng không Dân dụng Ai Cập cho biết một máy bay chở khách của hãng hàng không Nga Ural Airlines đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay quốc tế Sharm El-Sheikh, sau khi có báo cáo về sự cố kỹ thuật ở động cơ.
Cảnh sát Hàn Quốc thực thi lệnh bắt Tổng thống Yoon Suk Yeol

Cảnh sát Hàn Quốc thực thi lệnh bắt Tổng thống Yoon Suk Yeol

Theo hãng tin Yonhap, ngày 3/1, các điều tra viên và cảnh sát Hàn Quốc đã tiến vào dinh thự của Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol liên quan đến nỗ lực áp đặt lệnh thiết quân luật bất thành vào tháng trước. Đây là lần đầu tiên lực lượng chức năng nước này tìm cách bắt giữ một tổng thống đương nhiệm.