Độc đáo cỗ “gà bay” cúng rằm tháng Giêng ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Xếp mâm cỗ cao với điểm nhấn là cỗ “gà bay” để dâng cúng tổ tiên đã trở thành “đặc sản” của nhiều dòng họ ở xã Thạch Châu - huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) mỗi dịp cúng rằm tháng Giêng.

...

Độc đáo cỗ “gà bay” cúng rằm tháng Giêng ở Hà Tĩnh

Trong không khí vui tươi, phấn khởi những ngày đầu xuân mới, dòng họ Nguyễn Đình (đại tôn) tại thôn Minh Quý - xã Thạch Châu (Lộc Hà) tổ chức lễ tế tổ và khánh thành nhà thờ họ. Sự kiện thu hút gần 1.000 con cháu nội, ngoại sinh sống trên mọi miền đất nước và nước ngoài về tham dự.

Độc đáo cỗ “gà bay” cúng rằm tháng Giêng ở Hà Tĩnh

Bước chân vào từ đường, ai nấy không khỏi ngỡ ngàng vì vẻ độc đáo của những mâm cỗ cúng được chồng cao, gà cúng tạo thế cầu kỳ, lạ mắt.

Độc đáo cỗ “gà bay” cúng rằm tháng Giêng ở Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Đình Lịnh - Tộc trưởng họ Nguyễn Đình cho biết: “Chồng cỗ cao, cỗ “gà bay” đã trở thành truyền thống của dòng họ chúng tôi mỗi dịp lễ tết, các ngày rằm quan trọng. Năm nay đặc biệt hơn vì nhà thờ họ được khánh thành khang trang, to đẹp, thỏa lòng mong ước của các thế hệ con cháu. Dịp này, có 19 mâm cỗ cao của con cháu nội, ngoại tham gia lễ tế tổ".

Độc đáo cỗ “gà bay” cúng rằm tháng Giêng ở Hà Tĩnh

Với mâm cỗ cúng thì gà vẫn là hạng mục quan trọng nhất. Để hoàn thành được một con “gà bay” đáp ứng đúng yêu cầu phải mất rất nhiều thời gian và không phải ai cũng làm được.

Độc đáo cỗ “gà bay” cúng rằm tháng Giêng ở Hà Tĩnh

Có thâm niên 20 năm làm gà cúng trong họ, ông Nguyễn Đình Chương (SN 1968) cho biết: “Gà phục vụ làm cỗ “gà bay” phải được tuyển lựa kỹ càng, nuôi tại nhà trong vòng 2 năm. Người chọn gà phải thật sự thông thạo để dự tính được gà sau khi tạo thế có đẹp hay không. Khâu cắt tiết, vặt lông phải hết sức cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến da gà. Gà luộc xong phải giữ được màu sắc sáng đẹp, mào đứng, thân thẳng mới đạt yêu cầu".

Độc đáo cỗ “gà bay” cúng rằm tháng Giêng ở Hà Tĩnh

Cỗ “gà bay” được tạo hình, trang trí theo nhiều kiểu khác nhau như gà cưỡi hạc, cưỡi rùa...

Độc đáo cỗ “gà bay” cúng rằm tháng Giêng ở Hà Tĩnh

Gà đứng ngậm hoa hồng.

Độc đáo cỗ “gà bay” cúng rằm tháng Giêng ở Hà Tĩnh

Gà quỳ ngậm hoa cúc.

Độc đáo cỗ “gà bay” cúng rằm tháng Giêng ở Hà Tĩnh

Gà ngồi trên bánh chưng.

Độc đáo cỗ “gà bay” cúng rằm tháng Giêng ở Hà Tĩnh

Gà che lọng.

Độc đáo cỗ “gà bay” cúng rằm tháng Giêng ở Hà Tĩnh

Nếu làm gà, tạo thế gà đòi hỏi công phu và kỹ thuật cao thì trang trí, bày biện mâm cỗ cũng khó không kém. Những người khéo tay, cẩn thận nhất sẽ được chọn để bày mâm cỗ, xếp tầng vật phẩm, trang trí ở từ đường.

Độc đáo cỗ “gà bay” cúng rằm tháng Giêng ở Hà Tĩnh

Các vật phẩm truyền thống như bánh chưng, bánh dày, bánh rán… được dùng để trang trí nên những mâm cỗ nhiều tầng trang trọng, phong phú.

Độc đáo cỗ “gà bay” cúng rằm tháng Giêng ở Hà Tĩnh

Đẹp mắt và kỳ công không kém là các mâm hoa quả được tạo hình thành những đôi chim công, chim phượng độc đáo, mang tính nghệ thuật cao.

Độc đáo cỗ “gà bay” cúng rằm tháng Giêng ở Hà Tĩnh

Những mâm cỗ cúng thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên; chứa đựng ước vọng về một năm mới sung túc, đủ đầy.

Độc đáo cỗ “gà bay” cúng rằm tháng Giêng ở Hà Tĩnh

Các hoạt động văn nghệ, thể thao cũng được tổ chức trong lễ tế tổ rằm tháng Giêng và khánh thành nhà thờ họ Nguyễn Đình. Đây là dịp để con cháu hướng về tổ tiên nguồn cội, gắn kết tình thân họ tộc.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Thơm nức mũi món chả rươi Hà Tĩnh

Thơm nức mũi món chả rươi Hà Tĩnh

Chả rươi thơm ngậy, ngoài giòn, trong mềm là tinh túy của ẩm thực vùng đất ven bờ sông Lam. Đến mùa rươi, thưởng thức món đặc sản này mới cảm nhận được hết nét đẹp của văn hóa ẩm thực truyền thống của Hà Tĩnh.
Về sông Phủ thưởng thức đặc sản cua lông

Về sông Phủ thưởng thức đặc sản cua lông

Mô hình thí điểm nuôi cua lông tại phường Đại Nài (TP Hà Tĩnh) bước đầu mang tới nhiều triển vọng, vừa đem lại giá trị kinh tế cao vừa góp phần lan tỏa sản vật quê hương.
Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên”

Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên”

Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên” do Quang Hiếu sưu tầm và biên soạn; đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Thành Sen bát cảnh...

Thành Sen bát cảnh...

“Tỉnh thành bát cảnh” - 8 cảnh đẹp, công trình của Thành Sen xưa mang theo những giá trị văn hóa, tinh thần và cả niềm tự hào của người TP Hà Tĩnh qua các thế hệ.
Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Mang câu hò, điệu ví đến muôn phương

Mang câu hò, điệu ví đến muôn phương

Với niềm đam mê mãnh liệt làn điệu ví, giặm, người Hà Tĩnh muôn phương đã không ngừng lan tỏa loại hình nghệ thuật đặc sắc này tới bạn bè trên mọi miền Tổ quốc và bè bạn quốc tế.