Đông đảo người dân về dự Lễ hội đền Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi 2024

(Baohatinh.vn) - Lễ hội đền Lê Khôi năm 2024 do 2 huyện Thạch Hà, Lộc Hà (Hà Tĩnh) tổ chức đã khai thác nhiều yếu tố văn hoá truyền thống, thu hút hàng ngàn du khách thập phương.

Trong 3 ngày (6/6 - 8/6, tức mồng 1 - mồng 3/5 âm lịch), UBND 2 huyện Thạch Hà và Lộc Hà đã long trọng tổ chức Lễ hội Đền Lê Khôi năm 2024 nhân kỷ niệm 578 năm ngày mất của Đức Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi.

Dự lễ có Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Hà Văn Trọng cùng cán bộ, Nhân dân 2 huyện và hàng nghìn du khách thập phương.

fe945eb8d305735b2a14-2.jpg
Phần lễ gồm: khai lễ, lễ rước, lễ tế và lễ giỗ. Trong đó, phần khai lễ diễn ra vào sáng 6/6 tại đền thờ chính Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi và các đền thờ vọng.
34166219efa44ffa16b5-2.jpg
Các địa phương có đền thờ Chiêu Trưng Đại vương đã tổ chức lễ rước kiệu, linh vị, đồ tế khí về đền chính theo cả đường bộ và đường thủy với sự tham gia của hàng trăm người dân. Ngoài phần lễ được thực hiện theo nghi thức truyền thống, phần hội cũng được tổ chức sôi nổi với giải đua thuyền huyện Thạch Hà năm 2024 thu hút đông đảo người dân tham gia....
215628f0aa4d0a13535c-2.jpg
Lễ rước được cử hành tôn kính, trang nghiêm.
0a7d8caf0e12ae4cf703-2.jpg
Đoàn rước hoa, vật phẩm cùng lễ vật từ các đền vọng lên đền thờ chính.
d4e661f6ec4b4c15155a-2.jpg
Đông đảo du khách thập phương dâng hương tưởng nhớ vị tướng tài ba.
2fbd164a3cf59cabc5e4-2.jpg
Ban Tổ chức lễ tế đã khai trống, dâng hương, tấu trình văn tế ôn lại thân thế, cuộc đời, công lao to lớn của Đại vương Lê Khôi, người có công với nước, với dân trong sự nghiệp đánh đuổi giặc ngoại xâm; đồng thời, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an... (Trong ảnh: Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Thạch Hà Nguyễn Văn Thắng đánh trống khai lễ).
4.jpg
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Hà Văn Trọng cùng lãnh đạo 2 huyện Thạch Hà, Lộc Hà và người dân dâng hương tại lễ tế vào chiều 7/6.

Lê Khôi thụy là Võ Mục, quê ở làng Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1446, Lê Khôi đem quân đi dẹp loạn. Đại quân của ông đi đến đâu chiến thắng đến đó nhưng trên đường trở về, ông lâm bệnh nặng rồi mất tại chân núi Long Ngâm, thuộc xã Đỉnh Bàn. Năm 1487, Lê Khôi được vua Lê Thánh Tông tặng phong là Chiêu Trưng Đại Vương.

Đã thành thông lệ, cứ dịp cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 âm lịch, người dân các địa phương ở Thạch Hải, Đỉnh Bàn, Thạch Trị, Việt Tiến (huyện Thạch Hà) và Thạch Kim, Mai Phụ (huyện Lộc Hà) lại rộn ràng không khí tổ chức lễ hội Đền Lê Khôi để bày tỏ lòng tưởng nhớ đến vị tướng có công lao to lớn trong việc phò vua Lê dẹp loạn, giữ yên bờ cõi cho đất nước cũng như cầu cho một năm mưa thuận gió hòa.

Năm 2017, lễ hội đền Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Chủ đề Lễ hội

Đọc thêm

Thơm nức mũi món chả rươi Hà Tĩnh

Thơm nức mũi món chả rươi Hà Tĩnh

Chả rươi thơm ngậy, ngoài giòn, trong mềm là tinh túy của ẩm thực vùng đất ven bờ sông Lam. Đến mùa rươi, thưởng thức món đặc sản này mới cảm nhận được hết nét đẹp của văn hóa ẩm thực truyền thống của Hà Tĩnh.
Về sông Phủ thưởng thức đặc sản cua lông

Về sông Phủ thưởng thức đặc sản cua lông

Mô hình thí điểm nuôi cua lông tại phường Đại Nài (TP Hà Tĩnh) bước đầu mang tới nhiều triển vọng, vừa đem lại giá trị kinh tế cao vừa góp phần lan tỏa sản vật quê hương.
Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên”

Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên”

Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên” do Quang Hiếu sưu tầm và biên soạn; đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Thành Sen bát cảnh...

Thành Sen bát cảnh...

“Tỉnh thành bát cảnh” - 8 cảnh đẹp, công trình của Thành Sen xưa mang theo những giá trị văn hóa, tinh thần và cả niềm tự hào của người TP Hà Tĩnh qua các thế hệ.
Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Mang câu hò, điệu ví đến muôn phương

Mang câu hò, điệu ví đến muôn phương

Với niềm đam mê mãnh liệt làn điệu ví, giặm, người Hà Tĩnh muôn phương đã không ngừng lan tỏa loại hình nghệ thuật đặc sắc này tới bạn bè trên mọi miền Tổ quốc và bè bạn quốc tế.