Dự án VSIP hơn 1.555 tỷ đồng đầu tư xây dựng ở đâu?

(Baohatinh.vn) - Dự án hơn 1.555 tỷ đồng do VSIP làm chủ đầu tư được xây dựng nằm trong Khu công nghiệp Bắc Thạch Hà, tại xã Thạch Liên và xã Việt Tiến (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh).

Dự án VSIP hơn 1.555 tỷ đồng đầu tư xây dựng ở đâu?

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án tại Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Thái Bình và Bình Thuận. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Ngày 29/8, tại Hà Nội, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đã trao quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Bắc Thạch Hà (Hà Tĩnh).

Theo đó, Quyết định 1003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/8/2023 về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Bắc Thạch Hà (giai đoạn 1), chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đồng thời chấp thuận nhà đầu tư là Công ty CP Phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP).

Dự án VSIP hơn 1.555 tỷ đồng đầu tư xây dựng ở đâu?

Khu công nghiệp Bắc Thạch Hà có hệ thống giao thông khá thuận lợi

Mục tiêu dự án là đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp. Tổng vốn đầu tư của dự án là 1.555,512 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 233,326 tỷ đồng. Quy mô sử dụng đất dự án là 190,41 ha. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm.

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Bắc Thạch Hà nằm trong Khu công nghiệp Bắc Thạch Hà (có quy mô diện tích 412,34 ha tại xã Thạch Liên và xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà).

Phạm vi ranh giới quy hoạch KCN Bắc Thạch Hà:

- Phía Bắc giáp Quốc lộ 1, khu dân cư và đất nông nghiệp xã Thạch Liên.

- Phía Nam giáp Quốc lộ 15B và đất sản xuất nông nghiệp xã Việt Tiến.

- Phía Đông giáp khu dân cư xã Việt Tiến và xã Thạch Liên.

- Phía Tây giáp đất nông nghiệp xã Việt Tiến và xã Thạch Liên (quy hoạch đường sắt tốc độ cao).

Dự án VSIP hơn 1.555 tỷ đồng đầu tư xây dựng ở đâu?

Khu công nghiệp Bắc Thạch Hà là khu công nghiệp đa ngành, trọng tâm là phát triển các loại hình công nghiệp: sản xuất thiết bị điện, sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học, tấm năng lượng mặt trời; sản xuất ô tô, xe có động cơ và các phương tiện vận tải khác; sản xuất thuốc, hoá dược, dược liệu;

Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất; sản xuất, chế biến thực phẩm và đồ uống; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; sản xuất kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản xuất máy móc, thiết bị, các dịch vụ xử lý, gia công, tráng phủ kim loại…

Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất trang phục, may mặc; công nghiệp dệt; sản xuất pin, ắc quy; hoạt động vận tải kho bãi; viễn thông, bưu chính, chuyển phát; in, sao chép bản ghi các loại; các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp năng lượng; các ngành công nghiệp nhẹ; công nghiệp phụ trợ; các ngành thương mại, dịch vụ; công nghệ thông tin; công nghệ sinh học và công nghệ kỹ thuật cao...

Dự án VSIP hơn 1.555 tỷ đồng đầu tư xây dựng ở đâu?

Thị trấn Thạch Hà sẽ phát triển thành đô thị loại IV và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện.

VSIP là liên doanh giữa Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Becamex IDC (Việt Nam) và liên minh các nhà đầu tư Singapore do Sembcorp Development LTD (Singapore) dẫn đầu.

Được hình thành từ năm 1996, đến nay VSIP đã phát triển được chuỗi 13 khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ có quy mô trên 10.362 ha.

Đến nay đã có các khu công nghiệp Việt Nam - Singapore được triển khai tại nhiều tỉnh thành như Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Định, Cần Thơ.

VSIP đang cung cấp hạ tầng sản xuất cho 882 khách hàng đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư 18 tỷ USD, tạo việc làm cho 288.300 lao động trong nước và nước ngoài.

Chủ đề Công nghiệp, Tiểu thủ Công nghiệp, xây dựng

Đọc thêm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có những lực đẩy đủ lớn để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Bài toán để các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, tM-DV và nông nghiệp tăng thêm điểm phần trăm về tăng trưởng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung cả năm từ 8% được các cấp, ngành tập trung tìm lời giải với phương châm đổi mới, đột phá, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Nhan nhản mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Không ít cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở TP Hà Tĩnh bày bán sản phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, khiến người tiêu dùng gặp khó trong xác định thông tin về thành phần, công dụng và hạn sử dụng.