Du lịch Hà Tĩnh tăng tốc, phấn đấu hoàn thành sớm các chỉ tiêu của năm

(Baohatinh.vn) - Đón hơn 5 triệu lượt khách tham quan trong 9 tháng năm 2024 (tăng hơn 2,2 triệu lượt so với cùng kỳ năm 2023), ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh tiếp tục nỗ lực để đạt những kết quả cao hơn ở những tháng cuối năm.

Kết thúc quý 3/2024, các khu, điểm du lịch Hà Tĩnh đã đón khoảng 5.141.400 lượt khách tham quan (tăng hơn 2,2 triệu lượt so với cùng kỳ năm 2023 và đạt 128% kế hoạch năm 2024), trong đó có 754.688 lượt khách lưu trú nội địa và 12.725 lượt khách lưu trú quốc tế.

a1.jpg
Khu du lịch Thiên Cầm (Cẩm Xuyên) ngày càng khang trang, hiện đại.

Một số địa phương đã thu hút được lượng khách lớn, như: Cẩm Xuyên (gần 1,3 triệu lượt), TX Kỳ Anh (gần 1,1 triệu lượt), Nghi Xuân (trên 757.000 lượt), Lộc Hà (trên 513.000 lượt), Thạch Hà (trên 494.000 lượt), Can Lộc (trên 400.000 lượt)...

Có được kết quả đó là nhờ từ đầu năm 2024 đến nay, dưới sự chỉ đạo, của tỉnh, định hướng của ngành du lịch, các địa phương và các khu, điểm du lịch đã không ngừng đầu tư chỉnh trang, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo ra nhiều sản phẩm hấp dẫn để thu hút du khách. Tiêu biểu như KDL Thiên Cầm (Cẩm Xuyên) đã tiến hành di dời hệ thống 46 ki-ốt, quán hàng ven biển, tạo hành lang thông thoáng cho bãi biển... Đồng thời, hoàn thiện hệ thống giao thông trong khu du lịch, chỉnh trang môi trường, trồng thêm nhiều cây xanh; sắp xếp lại hệ thống nhà hàng hải sản...

a2.jpg
Du khách chơi trò teambuding trên bãi biển Thiên Cầm dịp hè 2024.

Các cơ sở lưu trú, kinh doanh nhà hàng, dịch vụ giải trí tại KDL Thiên Cầm cũng nỗ lực đầu tư hàng chục tỷ đồng để nâng cấp cơ sở vật chất như: tân trang phòng nghỉ, chỉnh trang, làm mới không gian nhà hàng, khu vui chơi, giải trí... Bởi vậy, 9 tháng năm 2024, KDL Thiên Cầm đã đón 770.000 lượt khách tham quan (tăng 118% so cùng kỳ năm 2023), trong đó có 289.000 lượt khách lưu trú; tổng doanh thu ước đạt 471 tỷ đồng (tăng 140% so với cùng kỳ 2023).

b4.jpg
Quảng trường KDL biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh).

Cùng với Thiên Cầm, nhiều khu, điểm du lịch trên toàn tỉnh cũng đã có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo để thu hút du khách. Trong đó, dịp tháng 5/2024 vừa qua, TX Kỳ Anh đã khánh thành đưa vào sử dụng Quảng trường biển Kỳ Ninh với vốn đầu tư 55 tỷ đồng; huyện Nghi Xuân đầu tư hàng chục tỷ đồng nâng cấp Quảng trường biển KDL Xuân Thành, xây dựng hệ thống đường giao thông vào KDL... Từ đầu năm 2024 lại nay đã có 3 điểm đến được UBND tỉnh ra quyết định công nhận khu, điểm du lịch cấp tỉnh gồm: KDL sinh thái Đá Bạc Eco (xã Nam Điền, Thạch Hà), điểm du lịch sinh thái Đông Trà (xã Hương Trà, Hương Khê) và điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt khu di tích Nguyễn Du (thị trấn Tiên Điền, Nghi Xuân).

a2.jpg
Khu du lịch sinh thái Đá Bạc Eco (xã Nam Điền, Thạch Hà) vừa được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch cấp tỉnh. Trong ảnh: Đoàn famtrip gồm các doanh nghiệp du lịch đến từ Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế khảo sát du lịch Hà Tĩnh chụp ảnh lưu niệm tại Đá Bạc Eco (9/2024).

Những kết quả đạt được trong thời gian qua cho thấy, ngành du lịch Hà Tĩnh có nhiều bứt phá. Tuy nhiên, trong số hơn 5 triệu lượt khách tham quan (vượt kế hoạch cả năm 2024 đề ra là 4 triệu lượt), lượng khách lưu trú nội địa mới đạt 754.688 lượt (đạt 58% kế hoạch cả năm). Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực của toàn ngành trong 3 tháng cuối năm.

Bà Võ Thị Thu Hiền - Trưởng phòng Quản lý du lịch (Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh) cho biết: "3 tháng cuối năm là thời điểm vào mùa du lịch văn hóa tâm linh. Đồng thời, trên địa bàn tỉnh sẽ diễn ra nhiều sự kiện lớn như: Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng (tháng 10), Festival “Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản” (tháng 11), kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (tháng 12/2024). Theo đó, dự báo Hà Tĩnh sẽ thu hút lượng khách lớn đến tham gia các sự kiện. Chúng tôi đã chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương, các khu, điểm du lịch văn hóa tâm linh như: chùa Hương Tích, Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc), Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (Hương Sơn), đền Củi, Khu di tích Nguyễn Du (Nghi Xuân), đền bà Hải (TX Kỳ Anh)… tăng cường chỉnh trang cảnh quan, tạo các sản phẩm có điểm nhấn để đón khách tham quan. Chỉ đạo các cơ sở lưu trú trên toàn tỉnh chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phục vụ khách lưu trú. Với sự nỗ lực và quyết tâm cao, ngành du lịch Hà Tĩnh đang nỗ lực để hoàn thành các mục tiêu đề ra trong năm 2024”.

den-ba-hai-5-8032.jpg
3 tháng cuối năm 2024 là thời điểm vào mùa du lịch văn hóa tâm linh. Ảnh: Du khách dâng hương tại đền thờ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu (tức đền Bà Hải, xã Kỳ Ninh, TX Kỳ Anh) dịp tháng 7 âm lịch, năm 2024.

Thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn từ Sở VH-TT&DL, hiện nhiều địa phương, các khu, điểm du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh cũng đã tập trung tiến hành chỉnh trang, chuẩn bị các sản phẩm mới để đón khách.

Bà Trần Thị Thu Hà - Trưởng ban quản lý KDL chùa Hương Tích cho biết: "Đơn vị bắt đầu chỉnh trang cơ sở hạ tầng, từ công tác vệ sinh môi trường, phát quang cây bụi ven đường đi bộ, tháo dỡ những thiết bị, vật dụng hư hỏng do mưa bão gây ra... Đồng thời, làm mới lại các điểm check-in, gieo, trồng các giống cây hoa để tạo cảnh quan tươi mới, sạch đẹp cho khu du lịch. Dịp này, các cơ sở kinh doanh dịch vụ cũng bảo dưỡng, bảo trì lại cáp treo, xe điện, thuyền... để phục vụ du khách về với chùa Hương Tích trong những tháng cuối năm".

a5.jpg
Ban quản lý KDL chùa Hương Tích đã bắt đầu tiến hành chỉnh trang cơ sở vật chất, làm mới các sản phẩm du lịch để đón khách trong thời gian tới.

Khu du lịch văn hóa sinh thái Hải Thượng (Hương Sơn) cũng đang hoàn thiện nhiều sản phẩm mới để chuẩn bị đón khách về tham quan, nghỉ dưỡng tại cơ sở trong dịp Kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng lãn Ông Lê Hữu Trác. Đơn vị đã triển khai Tour khám phá Hương Sơn - kết nối các điểm đến trong quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, đêm Hải Thượng - cà phê nhạc nước...; đang tiến hành hoàn thiện các sản phẩm mới như: không gian trưng bày, giới thiệu hình ảnh về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và các giá trị di sản của Đại danh y để lại, các món ăn vị thuốc Hải Thượng...

a6.jpg
Du khách trải nghiệm sản phẩm "Đêm Hải Thượng - Cà phê nhạc nước" tại Khu du lịch văn hóa sinh thái Hải Thượng (Hương Sơn).

Cùng với các điểm đến, các cơ sở lưu trú cũng lên kế hoạch phục vụ khách trong những tháng cuối năm. Ông Phạm Anh Tuấn - Giám đốc khách sạn Sông Lam Waterfront (thị trấn Xuân An, Nghi Xuân) cho biết: "Dự báo từ tháng 10 đến cuối năm, chúng tôi đón lượng khách lớn về tham quan, dâng hương đền Củi và các điểm đến trên địa bàn Nghi Xuân. Do vậy, cùng với chỉnh trang lại phòng nghỉ, chúng tôi cũng làm mới lại các dịch vụ giải trí tại khách sạn; kết nối với Ban quản lý đền Củi, các thầy làm lễ... để hỗ trợ khách chuẩn bị lễ vật dâng cúng tại đền. Qua đó, phục vụ du khách một cách tốt nhất khi về với Hà Tĩnh cũng như lưu trú lại khách sạn".

a7.jpg
Khách sạn Sông Lam Waterfront (thị trấn Xuân An, Nghi Xuân).

Dịp này, một số địa phương ven biển cũng nỗ lực lên kế hoạch tạo ra nhiều sản phẩm, cơ chế ưu đãi để thu hút khách về với biển trong mùa đông. Ban quản lý KDL Thiên Cầm duy trì hoạt động 100% cơ sở lưu trú, 95% nhà hàng hải sản... trong 3 tháng cuối năm. Đồng thời, khai thác ẩm thực lẩu hải sản, các giải đấu thể thao; các khách sạn thực hiện chương trình giảm giá sâu và tạo các tour du lịch nội huyện: tham quan hồ Kẻ Gỗ - KDL Thiên Cầm. Ban quản lý KDL Xuân Thành (Nghi Xuân) tập trung thu hút du khách nước ngoài qua sản phẩm du lịch sân gofl...

Với sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh phấn đấu sớm hoàn thành các kế hoạch, mục tiêu đề ra của cả năm 2024.

Chủ đề Du lịch Hà Tĩnh

Đọc thêm

Những tài năng nhí tỏa sáng cùng ví, giặm

Những tài năng nhí tỏa sáng cùng ví, giặm

Những làn điệu ví, giặm ngọt ngào đang ngày ngày được lan tỏa nhờ các tài năng nhí ở Hà Tĩnh. Giọng hát của các em góp phần gìn giữ, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của quê hương.
Tuổi cao nêu gương sáng

Tuổi cao nêu gương sáng

Không chỉ có lối sống mẫu mực, giáo dục con cháu sống hiếu thuận, nhiều người cao tuổi ở Hà Tĩnh còn đi đầu, bước trước, thể hiện vai trò nêu gương sáng trong cộng đồng.
Vì sao cần có công trình về địa chí Hà Tĩnh?

Vì sao cần có công trình về địa chí Hà Tĩnh?

Hà Tĩnh là vùng đất cổ, có bề dày về truyền thống lịch sử, văn hóa, chính trị... nhưng đến nay vẫn chưa có công trình địa chí tổng quan về văn hóa, con người núi Hồng, sông La.
"Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"...

"Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"...

Không ít lần trắng tay sau những cuộc tiên phong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nhưng bằng ý chí, quyết tâm của người lính cụ Hồ, ông Hoàng Ngọc Trà (xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã vượt khó vươn lên phát triển kinh tế trên mảnh đất quê hương.
"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

Cảnh quan xanh mát, hạ tầng đồng bộ, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao… là những “quả ngọt” mà xã Ân Phú (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã gặt hái được trên hành trình bền bỉ xây dựng nông thôn mới.
Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Phù Lưu Thượng nay là xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã gửi vào tâm thức thế hệ trẻ niềm tự hào, biết ơn để nỗ lực hơn trong cống hiến xây dựng quê hương.
20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là biểu tượng làng quê Việt Nam, tuy nhiên, qua thời gian, không ít giếng làng đã trở thành phế tích. Tại Lộc Hà (Hà Tĩnh), người dân bằng nhiều cách làm đã trùng tu, phục dựng giếng làng nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa.
Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, cùng với phát triển kinh tế, anh Nguyễn Ngọc Quyết (Hương Khê, Hà Tĩnh) tiếp tục tham gia lực lượng dự bị động viên, là tấm gương tiêu biểu ở đơn vị, địa phương.
Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Kế thừa, phát huy truyền thống hiếu học của thế hệ cha ông, những người trẻ Hà Tĩnh ngày nay đang nỗ lực học tập, rèn luyện để hoàn thiện tri thức, trở thành những công dân hội nhập.
Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Từng vinh dự được lái xe phục vụ Bác Hồ nhân dịp Việt Nam tổ chức lễ duyệt binh diễn ra trên quảng trường Ba Đình vào năm 1955, ông Trương Quang Hảo (90 tuổi, ở phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) đã cảm nhận được sự giản dị, gần gũi, tình cảm ấm áp của Người.
Trên quê hương Xô viết anh hùng

Trên quê hương Xô viết anh hùng

Những ngày này, trong phấp phới cờ đỏ sao vàng tung bay trên những vùng quê nông thôn mới khang trang ở các huyện Can Lộc, Lộc Hà (Hà Tĩnh), dường như vẫn còn nghe âm vang tiếng trống Xô viết giục giã thuở nào…
Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Với đông đảo đô vật từ nhiều lứa tuổi, trong và ngoài xã tham gia, hội vật truyền thống ở Thuần Thiện (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã trở thành nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây nhằm chào mừng Quốc khánh 2/9.