Giữ gìn bản sắc văn hóa, nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội ở Can Lộc

(Baohatinh.vn) - Huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) có 89 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, là nơi có nhiều địa chỉ hấp dẫn du khách khám phá. Cùng với đó, các lễ hội được tổ chức lành mạnh, văn minh, giữ gìn bản sắc văn hóa, nếp góp phần tăng sức hút đối với du khách.

Hằng năm, trên địa bàn Can Lộc diễn ra khá nhiều lễ hội lớn gắn với hệ thống di tích như: lễ hội chùa Hương Tích (18/2 âm lịch), lễ hội Chiến thắng Đồng Lộc (24/7)… Để giữ gìn bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục, thời gian qua, công tác quản lý và tổ chức các lễ hội trên địa bàn đã được chính quyền các cấp ở Can Lộc đặc biệt quan tâm.

Giữ gìn bản sắc văn hóa, nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội ở Can Lộc

Nhờ làm tốt công tác tổ chức, quản lý lễ hội nên trong những tháng đầu năm mới, đã có hơn 30 nghìn lượt khách đến với chùa Hương Tích.

“Đối với các hoạt động tổ chức lễ hội, ngay từ đầu năm, huyện đã giao nhiệm vụ cho các địa phương tăng cường phối hợp với ban quản lý (BQL) các khu di tích xây dựng kế hoạch tổ chức. Trong đó, chú trọng thành lập BQL lễ hội, đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội.

Việc tổ chức các trò chơi dân gian trong lễ hội cũng được ban tổ chức lựa chọn kỹ lưỡng nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Ngoài ra, các phòng chức năng thường xuyên duy trì công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh”, bà Trần Thị Thu Hà - Phó Trưởng phòng VHTT huyện Can Lộc cho biết.

Từ sự quan tâm chỉ đạo của huyện, sự vào cuộc quyết liệt của BQL các khu di tích, việc đón tiếp du khách tại các điểm đến tâm linh trên địa bàn ngày càng chuyên nghiệp hóa.

Giữ gìn bản sắc văn hóa, nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội ở Can Lộc

Cho chữ - nét văn hoá truyền thống được duy trì ở chùa Hương Tích trong mỗi mùa lễ hội

Tại Khu du lịch chùa Hương Tích, thời gian qua, huyện Can Lộc đã đẩy mạnh các hoạt động mời gọi, xúc tiến đầu tư, tạo nên sự hoàn thiện, đồng bộ về cơ sở hạ tầng. Cùng với đó, việc đổi mới hình thức quản lý, phối hợp với các công ty lữ hành kết nối tour, tuyến du lịch, quảng bá đến du khách các giá trị văn hóa, giá trị tâm linh cũng là giải pháp để ngày càng nhiều du khách thập phương biết đến Hoan Châu đệ nhất danh lam.

Ông Võ Thành Chung - Trưởng BQL Khu du lịch chùa Hương Tích chia sẻ: “Cùng với sự quan tâm, vào cuộc của huyện, việc tổ chức lễ hội được BQL xây dựng kế hoạch cụ thể, chu đáo. Ban đã kết nối các dịch vụ kinh doanh, bán vé tại đây, tạo nên sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau để cùng thực hiện mục tiêu khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch. Theo đó, hiện tượng chèo kéo, “chặt chém” du khách tại các dịch vụ du lịch đã được chấm dứt.

Tình hình ANTT, công tác phòng chống dịch bệnh, phòng cháy chữa cháy được duy trì và đảm bảo tốt, tình trạng ăn xin, bán hàng rong trên tuyến đường lên chùa được xóa bỏ. Công tác vệ sinh môi trường được tăng cường bằng các thùng rác, điểm thu gom rác hợp lý, vừa đảm bảo mỹ quan, vừa thân thiện với môi trường”.

Giữ gìn bản sắc văn hóa, nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội ở Can Lộc

Mỗi ngày, nhân viên BQL Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc duy trì nền nếp vệ sinh, chăm sóc cảnh quan tại khu mộ.

Nhờ làm tốt công tác tổ chức, quản lý lễ hội nên trong những tháng đầu năm mới, đã có hơn 30 nghìn lượt khách đến với chùa Hương Tích.

Tại Ngã ba Đồng Lộc, ngay từ đầu năm, BQL Khu di tích đã phối hợp với chính quyền địa phương siết chặt công tác đảm bảo ANTT, giải tỏa một số điểm bán lẻ ở khu vực trước cổng để đảm bảo mỹ quan, đồng thời thường xuyên nhắc nhở các điểm bán lẻ ngoài hàng rào thực hiện nghiêm túc văn hóa kinh doanh. Dù ảnh hưởng của dịch bệnh, lượng du khách giảm so với những năm trước, nhưng nền nếp đón tiếp du khách ở đây vẫn được duy trì.

Giữ gìn bản sắc văn hóa, nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội ở Can Lộc

Du khách thực hiện tốt các hướng dẫn về công tác phòng dịch, soạn lễ, dâng hương tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc.

“Năm nào tôi cũng đến Ngã ba Đồng Lộc để dâng hương cho các anh hùng liệt sỹ. Mỗi lần đến, tôi lại thấy công tác quản lý ngày càng thay đổi tích cực, cảnh quan môi trường trong lành, sạch đẹp. Chúng tôi được đón tiếp nhiệt tình, hướng dẫn chu đáo, từ công tác phòng dịch, đến việc soạn lễ, dâng hương, hóa vàng… Tôi nghĩ rằng, với cách làm như hiện nay, Ngã ba Đồng Lộc sẽ luôn là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn đối với tất cả mọi người khi có dịp đến với Hà Tĩnh”, chị Nguyễn Thị Hoa Mai - du khách đến từ quận Thanh Xuân (Hà Nội) chia sẻ.

Với sự quan tâm vào cuộc của chính quyền địa phương, vai trò trách nhiệm của các BQL, hoạt động lễ hội trên địa bàn Can Lộc thời gian qua đã diễn ra lành mạnh đúng với nghi lễ cổ truyền dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa. Việc nâng cao vai trò trách nhiệm của ban tổ chức lễ hội tại các di tích văn hóa tâm linh, sự tăng cường quản lý Nhà nước, bảo vệ cảnh quan, môi trường; bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, đảm bảo ANTT, an toàn xã hội sẽ là những yếu tố để du lịch văn hóa tâm linh tại các di tích trên vùng đất văn hóa Can Lộc luôn tạo được sức hấp dẫn mạnh mẽ.

Chủ đề Hội nghị văn hóa Hà Tĩnh

Đọc thêm

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.