Đức Lạng chỉnh trang vườn đồi, quyết làm giàu từ cây ăn quả

(Baohatinh.vn) - Toàn xã Đức Lạng (Đức Thọ - Hà Tĩnh) có 745 vườn trại, trong đó chỉ có khoảng 200 vườn dưới 500 m2/vườn, còn lại là từ 500 - 5.000 m2. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các mô hình trồng cây ăn quả.

Đức Lạng chỉnh trang vườn đồi, quyết làm giàu từ cây ăn quả

Nhiều vườn đồi hoang hóa trước đây nay được người dân xã Đức Lạng chỉnh trang, quy hoạch để trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao

Nhận thấy ưu thế này, Hội Nông dân huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) phối hợp với xã Đức Lạng vừa phát động phong trào chỉnh trang vườn hộ, xây dựng vườn mẫu. Địa điểm đầu tiên thực hiện là thôn Tân Quang, địa phương có nhiều diện tích vườn đồi cần phải chỉnh trang.

Theo mục tiêu, từ nay đến cuối năm, thôn Tân Quang chỉnh trang đồng loạt 63/63 vườn, trong đó xây dựng 7 vườn mẫu.

Hiện toàn thôn có 27 vườn trên 5.000 m2, 20 vườn trên 3.000 m2 và 11 vườn 1.000 m2 trở lên... Đây là những vườn đồi có điều kiện hết sức thuận lợi để Tân Quang thực hiện thành công việc phát triển cây ăn quả trở thành hàng hóa.

Anh Trần Văn Trợ (thôn Tân Quang) cho biết: Gia đình có hơn 5.000 m2 vườn đồi. Những năm qua, anh có trồng một số giống cây ăn quả nhưng do không được quy hoạch và chăm sóc đúng kỹ thuật nên hiệu quả kinh tế thấp. Hiện gia đình anh được Hội Nông dân huyện giúp đỡ về kỹ thuật cũng như một số giống cây ăn quả có kinh tế cao như bưởi Diễn, bưởi Phúc Trạch, cam chanh, thanh long ruột đỏ… nên gia đình đã chỉnh trang và quy hoạch lại vườn đồi để trồng.

Đức Lạng chỉnh trang vườn đồi, quyết làm giàu từ cây ăn quả

Thanh Long ruột đỏ đang dần "bén duyên" đất Đức Lạng

Được biết, Đức Lạng tuy có thế mạnh về đất đai nhưng quy hoạch chưa hợp lý. Đa phần bà con nông dân trồng cây ăn quả theo kiểu tự phát, trình độ kỹ thuật còn hạn chế. Toàn xã có 745 vườn, trong đó chỉ có khoảng 200 vườn dưới 500 m2/vườn, còn lại là từ 500 - 5.000 m2. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các mô hình trồng cây ăn quả.

Đây cũng là một trong những khó khăn đối với bà con nông dân trong quá trình quy hoạch, chỉnh trang. Bởi diện tích rộng, địa hình đa phần là đồi núi dốc, đường gập ghềnh, khó khăn khi đưa các phương tiện cơ giới vào san lấp. Cùng đó, nhiều hộ chưa mạnh dạn đầu tư để biến đồi núi thành vườn cây ăn quả.

Vì vậy, việc chỉnh trang vườn hộ, xây dựng vườn mẫu, lựa chọn các giống cây phù hợp sẽ mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân nơi đây.

Đức Lạng chỉnh trang vườn đồi, quyết làm giàu từ cây ăn quả

Các hộ dân giúp nhau đào hố, ủ phân để trồng bưởi Phúc Trạch

Ông Trần Quang Thạnh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đức Thọ cho biết: Toàn huyện hiện có trên 21.000 vườn hộ, trong đó, gần 19.000 vườn có khả năng đầu tư chỉnh trang cho hiệu quả kinh tế. Trong quá trình xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, đã có gần 13.000 vườn được chỉnh trang, tuy nhiên còn manh mún, thiếu quy hoạch, phương án sản xuất chưa khả thi.

Sắp tới, Hội Nông dân huyện Đức Thọ tiếp tục tổ chức phát động chỉnh trang vườn hộ tại 26 xã/thị trấn, đồng thời chỉ đạo hội nông dân cơ sở huy động lực lượng giúp nhau chỉnh trang vườn hộ; phối hợp với các doanh nghiệp cung ứng giống và chuyển giao KHKT, để các vườn được chỉnh trang đảm bảo các tiêu chí đẹp, khoa học và hiệu quả kinh tế.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.