Đừng để điện thoại, máy tính đánh cắp tuổi thơ con

Điện thoại thông minh, máy tính bảng cùng nhiều thiết bị giải trí hiện đại khác đang “đánh cắp” tuổi thơ của con trẻ. Liệu có phương pháp nào khiến bé hào hứng với việc đọc sách?

Đừng để điện thoại, máy tính đánh cắp tuổi thơ con

Cha mẹ nên hình thành thói quen đọc sách cho bé trước 3 tuổi.

Sách là người thầy vĩ đại, là nguồn tri thức vô tận của con người. Đó là những sự thật hiển nhiên mà ai cũng biết. Và chỉ có những người yêu sách và ham thích với việc đọc mới có thể tận hưởng kho tàng vô giá ấy.

Đọc sách, không chỉ là một thú vui giải trí đơn thuần. Tạo được thói quen làm bạn với sách mỗi ngày sẽ giúp chúng ta hình thành một tư duy ham khám phá và muốn học tập suốt đời.

Nhưng ngày nay với sự bủa vây của nhiều thiết bị công nghệ hiện đại, việc đọc sách không còn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người. Chưa kể, đọc sách không phải là thói quen có thể hình thành trong một sớm, một chiều.

Cuốn cẩm nang Dạy con yêu sách- Gieo mầm tính cách sẽ mang đến một vài bí kíp giúp các bậc phụ huynh biến con thành “mọt sách” trong tương lai.

Muốn con ham đọc, trước hết cha mẹ hãy là người yêu sách

“Con cái là tấm gương phản chiếu hình ảnh của cha mẹ” bởi vậy để biến con yêu thành một đứa trẻ ham đọc sách, cách đơn giản nhất là hãy để bé thấy hình ảnh cha mẹ vui vẻ đọc sách mỗi ngày.

Bố mẹ hãy đọc sách cùng nhau, chia sẻ với bé những kiến thức thú vị mà mình tìm thấy trong sách. Con trẻ vốn rất tò mò, khi thấy bố mẹ đọc sách một cách hăng say, thỉnh thoảng còn cười khúc khích, bé sẽ cho rằng trong sách có điều thú vị và muốn cùng đọc với ba mẹ.

Trong cuộc sống hàng ngày, con trẻ sẽ rất hay tò mò về những điều mới mẻ xung quanh mình như: Tại sao con sâu lại có màu xanh, tại sao con bướm lại có đôi cánh rực rỡ? Lợi dụng sự ham thích khám phá của trẻ, hãy dẫn dắt bé tìm hiểu những điều đó trong sách bằng những gợi ý như: “Hình như trong sách có nói đến điều này thì phải, đến tối mẹ con mình sẽ cùng đọc nhé”. Cứ như vậy tình yêu sách trong lòng con trẻ sẽ được vun đắp một cách tự nhiên.

Từ khi nào cha mẹ nên đọc sách cùng con?

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng khi trẻ ở độ tuổi lên ba, đã nói thành thạo và bắt đầu hình thành tư duy kể chuyện mới bắt đầu đọc sách cho con nghe. Nhưng bố mẹ biết không? Ở tuần thứ 25 của thai kì, thính giác của bé đã khá hoàn thiện và bắt đầu nghe được những âm thanh từ bên ngoài.

Trong khoảng thời gian này, nếu mẹ thường xuyên đọc sách cho bé cùng nghe, bé sẽ quen dần với giọng đọc của mẹ và ghi nhớ giọng nói của mẹ một cách vô thức. Đến khi chào đời, mỗi lần bé quấy khóc hay cảm thấy bất an, ngoài việc hát ru, bố mẹ cũng có thể đọc sách cho bé nghe để trấn an và giúp con lấy lại cảm giác an toàn.

Ngoài việc xây dựng một thói quen giải trí lành mạnh và khơi dậy tinh thần ham học hỏi trong trẻ. Việc đọc sách cùng con và giúp con hình thành thói quen đọc sách còn khiến cho bé nâng cao khả năng tập trung. Từ đó, việc học của các bé cũng sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Chăm đọc sách biến con yêu thành đứa bé chu toàn và cẩn thận

Trong quá trình đọc sách, đôi khi bé có thể vô tình làm rách sách hoặc xé sách. Hành động này, đôi khi diễn ra trong vô thức và bé cũng chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của việc giữ gìn sách cẩn thận. Thay vì cáu giận hay trách phạt con, các bậc phụ huynh nên giải thích nhẹ nhàng cho bé hiểu. Hãy nói với bé rằng sách là một người bạn, khi bị rách sách cũng “cảm thấy đau đớn” như lúc con bị ngã.

Đừng để điện thoại, máy tính đánh cắp tuổi thơ con

Cẩm nang Dạy con yêu sách- Gieo mầm tính cách của nhóm tác giả Thư gửi con.

Từ đó, bé sẽ hình thành ý thức giữ gìn sách cẩn thận, để những “người bạn” của mình không bị đau. Để hình thành thói quen giữ gìn sách cẩn thận, cha mẹ nên trở thành tấm gương cho con trẻ. Đừng bao giờ để sách vở lộn xộn hay quăng ném sách lung tung trước mặt trẻ. Khi thấy một cuốn sách bị rách thay vì mặc kệ, hãy cùng con đi tìm băng dính để “giúp” cuốn sách dễ thương được nguyên vẹn.

Dạy con yêu sách- Gieo mầm tính cách không chỉ là một cuốn cẩm nang giúp cha mẹ hình thành thói quen đọc sách cho con trẻ. Thông qua việc đọc sách, các bậc phụ huynh sẽ thấy được rằng ngoài việc cung cấp kiến thức và tạo cho con một thú vui lành mạnh, đọc sách còn giúp trẻ trở thành một con người điềm tĩnh, cẩn thận và biết lắng nghe.

Theo Zing.vn

Đọc thêm

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Những người không nên ăn bưởi

Những người không nên ăn bưởi

Bưởi là loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn bưởi.
Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, không thêm nhiều đường, chọn loại hạt hữu cơ, dùng vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể tốt hơn.
Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Thịt gà, nước ép rau củ cung cấp nước, còn tỏi, gừng chứa hợp chất chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện triệu chứng và nhanh khỏi bệnh cúm.
Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Thời tiết lạnh kéo dài trong khi năm mới là dịp đoàn tụ với nhiều tiệc tùng tập trung đông người khiến cúm dễ lây nhiễm, số ca bệnh tăng cao.
Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Trong số những thuốc trị cảm cúm thì Tiffy và Decolgen là 2 loại được lựa chọn nhiều nhất. Vậy khi bị cảm cúm uống tiffy hay decolgen sẽ tốt hơn?
Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.
Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Cảm cúm là căn bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải hằng năm, đặc biệt vào là mùa lạnh. Làm sạch nhà mùa cúm sẽ giảm được nguy cơ bị “ốm vặt”, hắt hơi, sổ mũi...
5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Nhờ hoạt động của phổi, cơ thể chúng ta được cung cấp lượng oxy cần thiết, giúp các cơ quan khác hoạt động dễ dàng hơn.
Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?