(Baohatinh.vn) - Dự án từng được kỳ vọng tạo nên kỳ tích “cải hóa” cả dải đất cát bạch sa Thạch Hà, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) nay đang có nguy cơ tái hoang mạc hóa...
Khác với cảnh sôi động bước vào vụ đông ở khu vực sản xuất của các hộ dân xã Thạch Văn (Thạch Hà), trong hàng rào dự án sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao trên đất hoang hóa bạc màu của Tổng công ty KS&TM Hà Tĩnh (Mitraco) vẫn “án binh bất động”. Khu nhà lưới bị sập đổ hoàn toàn sau bão số 10 vẫn chưa được khôi phục. Cánh cổng dẫn lối vào khu sản xuất chính của dự án đóng kín bưng. Gần như không có hoạt động nào diễn ra.
Ngay tại khu sản xuất chính, cỏ dại đã mọc phủ cả cánh đồng, trùm cả lối đi. Khoảng cát trắng mênh mông bị bỏ trống, không còn dấu tích gì của dự án công nghệ cao rau, củ, quả. Những gì còn sót lại của khu sản xuất nhộn nhịp cách đây vài năm giờ chỉ là những đường ống nước phun tưới đã bị vùi lấp dưới lớp cỏ dại.
Khu sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap một thời giờ chỉ có bụi cỏ. “Trước đây có rất nhiều tổ đội, chia thành từng khu sản xuất. Từ khi sản xuất tạm ngừng thì chỉ tập trung vùng cây ăn quả nhưng vào thời điểm này chưa có loại nào cho thu hoạch", một công nhân ở khu sản xuất cho biết.
Không còn hoạt động sản xuất, toàn bộ khu chuỗi cửa hàng và kho chế biến cũng đóng cửa im lìm, ảm đạm. Các hợp đồng liên kết “vệ tinh” với các tổ hợp tác, HTX trong vùng cũng tạm thời chấm dứt. Được biết, đến thời điểm hiện tại, Tổng công ty KS&TM Hà Tĩnh vẫn chưa có kế hoạch sản xuất nào cho vùng rau, củ, quả công nghệ cao này.
Khu sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao của Mitraco được quy hoạch 85 ha, trong đó có 50 ha đã lắp đặt xong thiết bị hệ thống tưới tự động.
Sau 4 năm triển khai, khu sản xuất công nghệ cao này chỉ còn có thể duy trì được 1/10 diện tích (5 ha) ở khu vực trồng cây ăn quả. Tuy nhiên, sau bão số 10, vườn cây này cũng bị thiên tai tàn phá tiêu điều.
Điều khiến người ta tiếc nuối và không nguôi trăn trở là vùng đát cát bạc màu cách đây ít năm như là một minh chứng cho sự thành công của cuộc cách mạng nông nghiệp công nghệ cao, giờ đây đang đứng trước nguy cơ hoang hóa trở lại…
Hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế ở Hương Khê (Hà Tĩnh) được triển khai đa dạng, hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống hội viên, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Bà con nông dân ở Hà Tĩnh đang tập trung thu hoạch lúa xuân trước dự báo ít ngày tới đây, thời tiết sẽ có mưa kéo dài với lượng mưa dao động 40 - 80mm, có nơi lên tới 100mm.
Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Tĩnh nhấn mạnh, tình trạng đốt rơm rạ không chỉ gây ảnh hưởng đến các loài sinh vật có ích, hệ sinh thái ruộng lúa mà còn gây ô nhiễm môi trường.
Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.
Thạch Hà luôn đứng tốp đầu của Hà Tĩnh cả về diện tích lẫn năng suất lạc vụ xuân. Những ngày này, người dân địa phương đã bắt đầu thu hoạch trên các cánh đồng gieo trỉa sớm.
Nông dân Hà Tĩnh đã tập trung áp dụng nhiều giải pháp chống hạn cho hơn 1.200 ha cây chè nguyên liệu nhằm duy trì sản lượng, chất lượng ổn định trong mùa nắng nóng.
Thời gian gần đây, tại khu nhiều khu vực rừng thông do Ban Quản lý Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) quản lý xuất hiện tình trạng sâu róm với mật độ cao.
Chính quyền huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân khoan giếng, lắp đặt thêm hệ thống tưới tự động... để chống hạn cho cây chè.
Tháng năm về mang theo hương lúa chín lan xa trên khắp cánh đồng ở Hà Tĩnh. Tiếng máy gặt hòa cùng nhịp lao động hối hả của người dân tạo nên bức tranh quê sinh động.
Khi được đưa vào khai thác trong thời gian tới, cảng cá Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) với mức đầu tư 280 tỷ đồng có thể tiếp nhận tàu có công suất lên tới 400CV.
Người tiêu dùng lựa chọn sử dụng nước mắm truyền thống nhiều hơn khiến các hợp tác xã, cơ sở chế biến ở TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tất bật gia tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà đề nghị thị xã Kỳ Anh và các đơn vị, doanh nghiệp cần tăng cường công tác bảo trì, bảo dưỡng các công trình phòng chống thiên tai, để đảm bảo an toàn, vận hành tốt khi tình hình mưa lũ ở Hà Tĩnh diễn biến phức tạp.
Người dân các địa phương ở Hà Tĩnh đang tập trung thu hoạch lúa xuân chín sớm. Năm nay, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng nhờ gieo cấy đúng lịch thời vụ, chăm sóc đúng kỹ thuật nên lúa vẫn phát triển tốt.
Xã Cẩm Thịnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã thành lập tổ hợp tác trồng sả để phát triển cây trồng truyền thống thành chủ lực, hướng tới chế biến sâu thành sản phẩm OCOP.
Xây dựng vườn mẫu hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình là một trong những sáng kiến của Hà Tĩnh giúp Chương trình MTQG xây dựng NTM tại các địa phương ngày càng đi vào chiều sâu.
Nhung hươu Hương Sơn (Hà Tĩnh) năm nay vừa được mùa, lại được giá, giúp người nuôi có nguồn thu ổn định và tạo động lực để họ tiếp tục gìn giữ, phát triển nghề truyền thống.
Ban Quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh luôn kiên trì thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình để bảo vệ cho những cánh rừng luôn xanh tươi, an toàn.
Chăn nuôi hươu sao đang mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế cho người dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khi nhiều địa phương nhân rộng mô hình theo tổ hợp tác, hợp tác xã...
Sự thiếu ý thức trong phòng chống dịch của nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tại Hà Tĩnh trở thành rào cản lớn, khiến công tác kiểm soát dịch bệnh trên đàn vật nuôi gặp nhiều thách thức.
Cựu chiến binh Nguyễn Văn Tâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn đi đầu trong các phong trào, luôn sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm cho bà con cùng vươn lên.
100% thành viên trong Hội đồng Thẩm định xét, công nhận đô thị văn minh huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bỏ phiếu đồng ý công nhận thị trấn Tây Sơn đạt chuẩn đô thị văn minh năm 2024.
Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.