Gần 2.500 hộ dân Đức Thọ vẫn đang bị ngập lũ

(Baohatinh.vn) - Tính đến 17h chiều nay (31/10), toàn huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vẫn còn gần 2.500 hộ dân bị nước lũ vào nhà và gần 150 km đường giao thông nông thôn bị chia cắt.

Gần 2.500 hộ dân Đức Thọ vẫn đang bị ngập lũ

800 hộ dân xã Bùi La Nhân bị ngập sâu từ 1-1,5m

Hiện vùng ngoài đê La Giang, nước sông La chưa rút, kết hợp với nước thượng nguồn sông Cả (Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) đổ về đã gây ngập lụt 2.410 hộ dân của 11 xã gồm Tùng Châu (617 hộ), Bùi La Nhân (807 hộ), Liên Minh (223 hộ), Quang Vĩnh (160 hộ), Trường Sơn (31 hộ), thị trấn Đức Thọ (70 hộ), An Dũng (210 hộ), Thanh Bình Thịnh (141 hộ), Tân Dân (38 hộ), Yên Hồ (25 hộ) và Lâm Trung Thủy (89 hộ).

Gần 2.500 hộ dân Đức Thọ vẫn đang bị ngập lũ

Thôn Tiền Phong, xã Quang Vĩnh cũng ngập sâu trong nước từ 1,5 - 2m

Nhờ có sự chuẩn bị từ trước, nên hiện tại ở các địa phương bị ngập lũ ở Đức Thọ chưa có thiệt hại nhiều. Chị Phan Thị Thủy, thôn Ngoại Xuân, xã An Dũng cho biết: “Từ tối 30/10 nước bắt đầu lên, đến trưa 31/10 là tràn vào nhà. Nghe thông báo của chính quyền địa phương, gia đình đã chủ động kê gác những tài sản có giá giá trị; lương thực, thực phẩm cũng đã được đưa đến những nơi khô ráo”.

Gần 2.500 hộ dân Đức Thọ vẫn đang bị ngập lũ

Nước sông La lên nhanh do ảnh hưởng của lũ từ sông Cả (Nghệ An)

Tại xã Bùi La Nhân, hiện có 800/1.200 hộ ở vùng ngoài đê bị ngập. Hệ thống giao thông trên địa bàn cũng bị chia cắt.

Ông Nguyễn Xuân Linh, Chủ tịch UBND xã Bùi La Nhân cho biết: “Xã đã phân công cán bộ trực tiếp đến tận thôn xóm, vừa nắm bắt tình hình, vừa hướng dẫn, giúp đỡ người dân ứng phó, với tinh thần sống chung với lũ, nước lên đến đâu bà con kê gác tài sản đến đó”.

Gần 2.500 hộ dân Đức Thọ vẫn đang bị ngập lũ

Nhiều tuyến đường giao thông ở các xã vùng trũng của huyện Đức Thọ đến chiều 31/10 vẫn bị chia cắt do nước lũ. (Trong ảnh: tuyến đường liên xã An Dũng đã bị ngập sâu).

Mưa lớn không chỉ gây ngập lụt ở các địa phương, mà còn gây sạt lở nghiêm trọng ở các xã vùng thượng như: Đức Lạng, Hòa Lạc. Vì vậy công tác sơ tán người dân đến những nơi an toàn, luôn được huyện Đức Thọ và lãnh đạo các địa phương quan tâm.

Đến thời điểm này, 7 hộ, với 20 nhân khẩu ở núi Rú Dầu, thôn Thượng Tiến, xã Hòa Lạc đã được di dời đến nơi tránh trú an toàn.

Gần 2.500 hộ dân Đức Thọ vẫn đang bị ngập lũ

Lãnh đạo địa phương kiểm tra tình hình mưa lũ tại đập Khe Lang, xã An Dũng (Đức Thọ)

Mưa lũ cũng đã làm ngập nhiều chuồng trại chăn nuôi và cây trồng vụ đông bị thiệt hại nặng nề. Đến thời điểm này, toàn huyện đã có gần 3.000 con gia cầm chết, 14 ha nuôi trồng thủy sản bị nước cuốn trôi, gần 500 ha ngô và rau màu vụ đông dập nát, cùng hàng trăm cây ăn quả các loại bị gãy đổ.

Toàn huyện có trên 150 km đường giao thông nông thôn bị chia cắt. Trong đó, gần 3 km đã bị sạt lở và xuống cấp nghiêm trọng, trên 100m tường rào xây bị đổ.

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Chủ đề Chung tay khắc phục hậu quả lũ lụt

Đọc thêm

Tiến sĩ Trần Viết Cường và giải pháp sản xuất "vàng đen" trong nông nghiệp

Tiến sĩ Trần Viết Cường và giải pháp sản xuất "vàng đen" trong nông nghiệp

Tiến sĩ Trần Viết Cường cùng nhóm tác giả vừa giành giải nhất Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hà Tĩnh với đề tài: "Lò phân nhiệt sản xuất than sinh học và giấm gỗ phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững". Hãy cùng Báo Hà Tĩnh trò chuyện với Tiến sĩ Trần Viết Cường, giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh về đề tài này.
Mất an toàn từ việc phơi bánh đa nem bên đường

Mất an toàn từ việc phơi bánh đa nem bên đường

Nhiều năm qua, không ít hộ sản xuất bánh đa nem ở Hà Tĩnh vẫn duy trì việc phơi bánh bên lề đường, vừa không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa cản trở giao thông và ảnh hưởng mỹ quan đô thị.
Để học sinh có kỳ nghỉ hè đúng nghĩa

Để học sinh có kỳ nghỉ hè đúng nghĩa

Dù là kỳ nghỉ hè nhưng nhiều học sinh ở Hà Tĩnh vẫn phải tất bật tham gia các lớp học thêm. Nhiều em lịch học dày đặc không kém gì năm học chính khóa.
Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền, một bộ phận quan trọng của nền y học Việt Nam, với tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – 4 phương pháp khám bệnh cơ bản trong y học cổ truyền).