Gần 30 năm phát hiện, chuông quý đời Trần vẫn bị đặt trong... xó nhà!

(Baohatinh.vn) - Sau gần 30 năm được phát hiện, chuông đồng quý hiếm đúc đời Trần (chuông chùa Rối) đang lưu giữ tại Trung tâm Văn hóa – Truyền thông huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) theo cách không thể tệ hơn: Đặt bên xó nhà như bình gas to không còn khí; bề ngoài bị ô xi hóa và phủ đầy bụi...

Từ thông tin của một số người yêu cổ vật, chúng tôi tận mắt trông thấy quả chuông đồng được đặt trong góc nhà của phòng bảo vệ, phía ngoài có tủ, ghế che chắn. Người bảo vệ cho hay: Chuông đặt ở đây từ nhiều năm, trước đó được cất ở kho bạc, rồi chuyển về ngân hàng…

Gần 30 năm phát hiện, chuông quý đời Trần vẫn bị đặt trong... xó nhà!

Chuông được đặt trong góc phòng, mặc bụi phủ, ô xi hóa

Tuy cất giữ không đảm bảo, nhưng dáng vẻ của chuông vẫn cho thấy những vẻ đẹp thẩm mỹ, thủ công đời Trần. Chuông có chiều cao gần 120cm, đường kính hơn 60cm, nặng hơn 200kg. Quai chuông được cấu tạo hình con rồng khom lưng, bốn chân có móng vuốt bám chặt vào đỉnh chuông. Trên thân chuông có 6 núm đúc, phân bố thành 3 cặp đối xứng (chiều song song với hướng rồng có 2 cặp, chiều vuông góc có 1 cặp), là nơi để thỉnh chuông. Đặc biệt, trên thân chuông có đúc bài thơ bằng chữ Hán, đường nét một số chữ không còn rõ.

Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Cẩm Xuyên Lê Hữu Quyền cho hay: “Tôi có nghe kể về chuông này, nhưng khi tiếp nhận nhiệm vụ thì cũng không thấy có hồ sơ liên quan. Tôi có hỏi Chủ tịch UBND xã Cẩm Thịnh thì được biết, chuông được ông Phan Tân (đã mất) phát hiện vào cuối năm 1990, khi đào gốc cây trên nền chùa Rối tại thôn Trường Xuân. Sau đó, huyện mang về cất giữ”.

Gần 30 năm phát hiện, chuông quý đời Trần vẫn bị đặt trong... xó nhà!

Quai chuông được cấu tạo hình rồng rất đẹp

Trao đổi về giải pháp bảo quản chuông, ông Quyền cho hay: “Thú thực, điều kiện bảo quản ở đây không phù hợp, ẩm thấp, dễ làm ô xi hóa ảnh hưởng đến hiện vật. Chúng tôi đang có ý định làm các thủ tục để đưa về làm hiện vật tại Bảo tàng Hà Tĩnh, vì ở đó có phòng bảo quản và chương trình xử lý. Tuy nhiên, việc bàn giao hay không lại còn phù thuộc nhiều yếu tố và phải xin ý kiến của lãnh đạo huyện”.

Để tìm hiểu giá trị của chuông cũng như về chùa Rối, chúng tôi đã tra cứu một số tài liệu. Theo nhà nghiên cứu Thái Kim Đỉnh trong cuốn “Chùa cổ Hà Tĩnh” (Nxb Đại học Vinh, 2017):

“Chùa Rối là ngôi chùa nhỏ, đã bị phá dỡ sau cách mạng tháng Tám (hiện nay, vị trí ngôi chùa chỉ là mảnh đất bỏ hoang, người dân đã trồng một số loại keo tràm - PV). Nhà nghiên cứu Đinh Khắc Thuân ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm, với sự góp ý của nhà Hán Nôm học tại Cộng hòa Pháp Tạ Trọng Hiệp đã khôi phục lại toàn văn bài thơ như sau:

Nam vọng Hoành sơn đại hải đoan,

Kình đào húng dũng bạch vân gian,

Thiều thiều vạn lý nam chinh lộ,

Xa giá Hoan Châu bố chánh an.

Dưới bài thơ ghi tên tác giả: Hiệp Thạch Phạm Sư Mạnh.

Dịch nghĩa:

Nhìn theo núi Hoành sơn, phía Nam la một vùng biển lớn,

Sóng kình dữ dội tung bọt trắng,

Trùng trùng vạn dặm đường Nam chinh,

Xa giá đến vùng xa xôi giúp chính sự được yên”.

(Phạm Sư Mạnh, hiệu Hiệp Thạch)

Gần 30 năm phát hiện, chuông quý đời Trần vẫn bị đặt trong... xó nhà!

Bài thơ của tác giả Phạm Sư Mạnh còn lưu giữ trên chuông nhưng nhiều nét chữ đã bị mờ, có khu vực bị ô xi hóa khiến chữ bị mất. Có giả thiết cho rằng, bài thơ được làm thời kỳ nhà vua Trần Duệ Tông đi đánh Chiêm Thành.

Tác giả Phạm Sư Mạnh là người Hải Dương, sống ở thế kỷ XIV, đời Trần, được bổ nhiệm làm quan trong nhiều năm, thăng đến chức Tri khu mật viện sự.

Ông Thái Kim Đỉnh trong sách vừa nêu cũng đưa ra giả thiết: Chùa Rối có thể dựng từ thế kỷ XIV. Chuông có thể đúc vào năm dựng chùa, có thể có trước, do bà cung nội họ Phùng đúc, cúng chùa. Phạm Sư Mạnh từng theo vua đi đánh phương Nam, bài thơ có khả năng được làm trong dịp này.

Ở một tài liệu khác, trong bản thảo Địa chí huyện Cẩm Xuyên do nhóm tác giả Bùi Thiết chủ biên, ông Thái Kim Đỉnh biên soạn phần “Tín ngưỡng, tôn giáo” có viết: “Theo các nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm thì bài thơ được sáng tác vào năm 1376 – 1377 khi vua Trần Duệ Tông đi đánh Chiêm Thành”.

Ông còn dẫn lời các nhà Nghiên cứu Hán Nôm cho rằng: “Bản khắc bài thơ trên chuông có hai chữ Nam và Lý, viết thiếu nét do kiêng húy nhà Trần”.

Gần 30 năm phát hiện, chuông quý đời Trần vẫn bị đặt trong... xó nhà!

Những nét hoa văn trên thân chuông và 2 núm chuông dùng để thỉnh chuông nằm bên phía hữu theo chiều hình rồng phục trên quai chuông.

Theo những người công tác tại Bảo tàng Hà Tĩnh, trước đây khi nghe tin phát hiện chuông chùa Rối, một số nhà nghiên cứu đã có mặt tìm hiểu và cho rằng: Đây là chuông quý hiếm. “Trên địa Hà Tĩnh chưa từng phát hiện được chuông thời Trần. Sách Đại cương về cổ vật Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Minh Lý cũng có nhắc đến chuông chùa Rối” - Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh Đậu Khoa Toàn trao đổi.

Gần 30 năm được phát hiện, chuông chùa Rối - cổ vật lưu lại dấu vết mĩ thuật thời đại và cho thấy bối cảnh lịch sử xa xưa (đánh Chiêm Thành) vẫn được đối xử như những “đồ cũ” bình thường. Người đào được chuông đã tạ thế nhiều năm, các đời lãnh đạo huyện cũng lần lượt thay đổi, chỉ có vị trí của chuông là vẫn ở nơi góc nhà. Thiết nghĩ, ứng xử với giá trị của cha ông như vậy, cần được xem xét lại!

Chủ đề Di chỉ - Khảo cổ

Đọc thêm

Nhiều hoạt động tại lễ hội đền Linh Nha

Nhiều hoạt động tại lễ hội đền Linh Nha

Lễ hội đền Linh Nha (thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh) được tổ chức nhằm góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước cho Nhân dân.
Đi trong mùa lộc biếc

Đi trong mùa lộc biếc

Tháng Giêng - trong thao thiết gọi mời, hơi ấm từ ngọn gió xuân thức dậy cả đất trời những miền quê Hà Tĩnh, làm thắm tươi những lộc non, chồi biếc, mang theo bao niềm ước vọng về sự thịnh vượng của đất nước, quê hương.
Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Phát huy kết quả trong năm 2024, từ đầu xuân Ất Tỵ 2025, ngành du lịch Hà Tĩnh đã khởi động một cách tích cực, mạnh mẽ bằng nhiều chương trình, hành động thiết thực nhằm thu hút du khách.
Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” được Hà Tĩnh phối hợp tổ chức cuối năm 2024 đã để lại trong lòng các nghệ nhân mọi miền những ấn tượng mạnh mẽ về "bản hòa tấu" di sản văn hóa dân tộc.
Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Bằng sự nghiên cứu, sáng tạo, nhiều văn nghệ sỹ, chuyên gia nổi tiếng cả nước đã dành nhiều tâm huyết để lan tỏa, nhân lên những giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh tới bạn bè muôn phương.
Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Sau hơn 30 năm đam mê, kiên nhẫn, miệt mài, nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy đã để lại một di sản hàng ngàn trang viết về địa chí, lịch sử, văn hóa, con người… của vùng đất Nghệ - Tĩnh.
Náo nức hội xuân

Náo nức hội xuân

Đến với Hà Tĩnh vào dịp xuân về, du khách sẽ được hòa mình vào không khí rộn ràng của các lễ hội, được khám phá cảnh sắc và nét độc đáo của văn hóa, con người vùng đất núi Hồng - sông La.
Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.