Gần 900 mô hình được hỗ trợ, tạo động lực để huyện Kỳ Anh đạt chuẩn NTM vào năm 2023

(Baohatinh.vn) - Nghị quyết 105/NQ-HĐND ngày 5/1/2021 về một số chính sách khuyến khích phát triển các lĩnh vực phát triển sản xuất, xây dựng NTM của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang được hấp thu nhanh tại các địa phương trên địa bàn.

Gần 900 mô hình được hỗ trợ, tạo động lực để huyện Kỳ Anh đạt chuẩn NTM vào năm 2023

Năm nay, tranh thủ chính sách hỗ trợ của huyện, ông Nguyễn Nông mạnh dạn đầu tư trồng hết 100% diện tích của gia đình.

Vụ sắn năm nay, với trên 2 ha đất trồng sắn nguyên liệu của gia đình, ông Nguyễn Nông - một trong những hộ có diện tích trồng sắn lớn nhất xã Kỳ Trung đã quyết định sản xuất hết 100% diện tích. Theo ông, kể từ khi tham gia trồng sắn đến nay, đây là năm đầu tiên gia đình ông được nhận sự hỗ trợ tích cực từ chính sách hỗ trợ của huyện.

Theo đó, Nghị quyết 105/NQ-HĐND, ngày 5/1/2021 của HĐND huyện (Nghị quyết 105) quy định: “Tổ chức, cá nhân trồng sắn công nghiệp liên kết với nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn huyện có quy mô tối thiểu từ 1 ha liền vùng trở lên, được hỗ trợ 40% kinh phí mua phân bón chuyên dùng”. Đây là động lực quan trọng để giúp người dân mở rộng diện tích trồng sắn, góp phần ổn định vùng sắn nguyên liệu phục vụ cho chuỗi liên kết.

Gần 900 mô hình được hỗ trợ, tạo động lực để huyện Kỳ Anh đạt chuẩn NTM vào năm 2023

Năm nay, người trồng sắn Kỳ Anh được hỗ trợ về giống và phân bón chuyên dùng.

Ông Nông phấn khởi cho biết: “Có sự tiếp sức của chính sách mới, tôi huy động máy móc và mạnh dạn thuê nhân công để làm hết diện tích, triển khai xuống giống sớm để đảm bảo hàm lượng tinh bột cho sắn thương phẩm; tuân thủ mọi điều kiện về liên kết với doanh nghiệp, phấn đấu có vụ sản xuất thắng lợi nhất”.

Nghị quyết 105 cũng có diện hỗ trợ rộng đối với hầu hết các mô hình sản xuất các loại cây, con như: sản xuất lúa, cây ăn quả, rau, củ, quả, cây đặc thù, các loại gia súc, gia cầm, nuôi ong và hỗ trợ chương trình OCOP, xây dựng vườn mẫu.

Gần 900 mô hình được hỗ trợ, tạo động lực để huyện Kỳ Anh đạt chuẩn NTM vào năm 2023

Kiệu - cây đặc thù của xã Kỳ Đồng nằm trong diện hỗ trợ chính sách của Nghị quyết 105.

Với thế mạnh về phát triển đa dạng các loại cây trồng trên địa bàn, xã Kỳ Đồng là địa phương được hưởng nhiều chính sách của Nghị quyết 105, từ xây dựng vườn mẫu, sản xuất lúa, cây ăn quả, các loại rau củ quả đến chăn nuôi gia súc, gia cầm. Toàn xã Kỳ Đồng có 46 mô hình sản xuất các loại được đưa vào kế hoạch hỗ trợ với tổng số tiền 363 triệu đồng.

Ông Trần Văn Nhận - Chủ tịch Hội Nông dân xã Kỳ Đồng cho biết: “Tranh thủ tối đa chính sách hỗ trợ của Nghị quyết 105, xã đã tập trung rà soát, đánh giá kỹ để hỗ trợ đảm bảo đúng đối tượng. Sau khi có danh sách các hộ được thụ hưởng, xã tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ về kỹ thuật để các mô hình phát triển đúng hướng, phát huy hiệu quả”.

Gần 900 mô hình được hỗ trợ, tạo động lực để huyện Kỳ Anh đạt chuẩn NTM vào năm 2023

Chính sách hỗ trợ từ Nghị quyết 105 tạo cơ hội lớn cho phát triển vườn mẫu ở huyện Kỳ Anh.

Trong thời điểm nhiều địa phương ở huyện Kỳ Anh đang tập trung chỉ đạo xây dựng vườn mẫu thì chính sách hỗ trợ từ Nghị quyết 105 cũng đã phát huy cao vai trò thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đăng ký xây dựng vườn mẫu. Hiện tại, toàn huyện có gần 350 hộ đăng ký xây dựng vườn mẫu đã được huyện đưa vào kế hoạch hỗ trợ xây dựng năm 2021 với số tiền trên 1 tỷ đồng.

Trước đây, mỗi vườn mẫu triển khai xây dựng, tỉnh hỗ trợ 5 triệu đồng cho vườn có diện tích từ 500 m2 trở lên, huyện hỗ trợ 3 triệu đồng cho mỗi vườn 500 m2 trở lên. Nay theo chính sách hỗ trợ của Nghị quyết 105, mức hỗ trợ của huyện được điều chỉnh theo hình thức vẫn giữ nguyên số tiền nhưng hạ tiêu chí diện tích xuống từ 300 đến trên 500 m2.

Gần 900 mô hình được hỗ trợ, tạo động lực để huyện Kỳ Anh đạt chuẩn NTM vào năm 2023

Gia đình bà Dương Thị Nguyệt ở thôn Nam Mỹ Lợi (xã Kỳ Văn) đang chuẩn bị xây dựng vườn mẫu theo kế hoạch năm 2021 của xã.

Ông Nguyễn Tiến Điền - Bí thư Đảng ủy xã Kỳ Văn cho biết: "Trước đây, mặc dù nhu cầu xây dựng vườn mẫu của người dân rất lớn nhưng phần lớn diện tích vườn của người dân Kỳ Văn nhỏ, chưa đủ tiếp cận chính sách.

Nay nhờ chính sách Nghị quyết 105, rất nhiều hộ dân của địa phương có cơ hội để xây dựng vườn mẫu. Với gần 40 hộ dân đăng ký đầu năm, hiện chúng tôi đang chỉ đạo triển khai xây dựng 20 vườn; đồng thời tiếp tục rà soát, đánh giá để tranh thủ nguồn hỗ trợ, mở rộng số lượng xây dựng vườn mẫu trong thời gian tới".

Gần 900 mô hình được hỗ trợ, tạo động lực để huyện Kỳ Anh đạt chuẩn NTM vào năm 2023

Chăn nuôi cũng là lĩnh vực sản xuất được chính sách mới của huyện điều chỉnh với mức hỗ trợ khá lớn.

Qua kết quả rà soát và đánh giá, toàn huyện Kỳ Anh có 888 mô hình được duyệt và đưa vào diện được hỗ trợ theo chính sách của Nghị quyết 105, với tổng số tiền hỗ trợ theo kế hoạch là hơn 6,1 tỷ đồng.

Sau khi nghị quyết được ban hành, hiện nay, các địa phương đang tập trung tuyên truyền, vận động Nhân dân tranh thủ tối đa chính sách hỗ trợ, mở rộng phát triển sản xuất và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM.

Gần 900 mô hình được hỗ trợ, tạo động lực để huyện Kỳ Anh đạt chuẩn NTM vào năm 2023

Theo Nghị quyết 105, các sản phẩm OCOP lần đầu đạt chuẩn sẽ được thưởng 50 triệu đồng/sản phẩm (5 sao); thưởng 40 triệu đồng/sản phẩm (4 sao); thưởng 30 triệu đồng/sản phẩm (3 sao); nâng cấp từ hạng 3 sao lên 4 sao, thưởng 20 triệu đồng/sản phẩm; từ hạng 4 sao lên 5 sao, thưởng 30 triệu đồng/sản phẩm.

Theo ông Nguyễn Thanh Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh, trong bối cảnh khó khăn chung, việc Kỳ Anh ban hành được một hệ thống chính sách hỗ trợ khá sâu rộng vào hầu hết các lĩnh vực là một bước đột phá trong đẩy mạnh sản xuất, xây dựng NTM của một địa phương còn nhiều khó khăn.

“Nghị quyết 105 của HĐND huyện được triển khai thực sự đã tạo được cơ hội và động lực cho rất nhiều hộ gia đình, cơ sở sản xuất không đủ điều kiện để tiếp cận nguồn chính sách của tỉnh và các chính sách hỗ trợ quy mô lớn; góp phần khuyến khích và tạo sự khởi sắc trong phong trào phát triển sản xuất; hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí; thể hiện được sự quyết tâm cao của huyện trên lộ trình phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM vào năm 2023...” - Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh Nguyễn Thanh Hải khẳng định.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.