“Gập ghềnh” đường về đích nông thôn mới của 5 xã nhóm cuối huyện biên giới Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Địa bàn rộng, địa hình phức tạp, xuất phát điểm thấp, hạ tầng kinh tế - xã hội thiếu và yếu... là những khó khăn khách quan đối với 5 xã cuối cùng của Hương Sơn (Hà Tĩnh) thực hiện mục tiêu “cán đích” nông thôn mới (NTM) trong năm 2020.

Theo kế hoạch, đến cuối năm 2020, 5 xã tốp cuối của huyện Hương Sơn là: Sơn Trà, Sơn Lễ, Sơn Tiến, Sơn Lâm và Sơn Hồng sẽ hoàn thành 20/20 tiêu chí, đưa huyện miền núi này có 100% số xã đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, trước những khó khăn khách quan, mục tiêu này đang đặt ra những thách thức lớn cho cán bộ, nhân dân các địa phương.

“Gập ghềnh” đường về đích nông thôn mới của 5 xã nhóm cuối huyện biên giới Hà Tĩnh

Khó khăn nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng là lực cản lớn nhất trên chặng đường “cán đích” NTM của 5 xã cuối cùng ở huyện miền núi Hương Sơn

“Dịch bệnh Covid-19 trong những tháng đầu năm đã làm “đảo lộn” khung kế hoạch của nhiều địa phương trong thực hiện tiêu chí xây dựng hạ tầng, KDC mẫu, vườn mẫu (tiêu chí 20). Ngoài ra, các xã này đều có địa hình phức tạp, diện tích rộng, dân cư phân bố rải rác... là những yếu tố bất lợi trong xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí NTM, đặc biệt là những tiêu chí “cứng” cần nguồn lực lớn như: Giao thông, cơ sở vật chất văn hoá, KDC kiểu mẫu, vườn mẫu, môi trường…” – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn Uông Thị Kim Yến cho hay.

“Gập ghềnh” đường về đích nông thôn mới của 5 xã nhóm cuối huyện biên giới Hà Tĩnh

Nhà văn hóa thôn 1, xã Sơn Trà đã được xây dựng từ nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn chưa huy động đủ kinh phí để nâng cấp, cải tại các hạng mục xung quanh khuôn viên đảm bảo đạt chuẩn.

Thôn 1, xã Sơn Trà là 1 trong những thôn được chọn xây dựng KDC mẫu. Tuy nhiên, nhà văn hóa của thôn hiện nay khuôn viên chật hẹp, chưa có công trình vệ sinh, sân thể thao, bàn ghế chưa đồng bộ... Theo dự kiến, để đạt chuẩn, nhà văn hóa thôn 1 phải được sửa sang và hoàn thiện với tổng kinh phí khoảng 200 triệu đồng.

“Gập ghềnh” đường về đích nông thôn mới của 5 xã nhóm cuối huyện biên giới Hà Tĩnh

Bên trong nhà văn hóa thôn 1, xã Sơn Trà còn thiếu bàn ghế và hệ thống loa máy.

“Toàn thôn có 150 hộ, trong đó 30 hộ già cả neo đơn nên huy động ngày công lao động đã khó chứ chưa nói đến tiền. Vì vậy, để đủ “trang trải” cho nhà văn hóa đạt chuẩn vẫn còn rất khó khăn” - bà Phạm Thị Hà, Bí thư Chi bộ thôn 1, xã Sơn Trà cho hay.

Bí thư Đảng ủy xã Sơn Trà Trần Trọng Bằng cho biết, hiện Sơn Trà còn 7 tiêu chí chưa đạt, chủ yếu là cơ sở hạ tầng như: Giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, trường học, sân vận động. Để hoàn thành các tiêu chí này cần trên 10 tỷ đồng. Nguồn lực này đối với xã thuần nông, độc canh cây lúa như Sơn Trà là rất khó.

“Gập ghềnh” đường về đích nông thôn mới của 5 xã nhóm cuối huyện biên giới Hà Tĩnh

Sơn Tiến hiện còn khoảng 150 km đường giao thông các cấp chưa đạt chuẩn

Sơn Tiến là xã có chiều dài đường giao thông các cấp lớn nhất huyện với hơn 250 km. Những năm qua, Sơn Tiến đã nỗ lực làm hơn 100km. Để hoàn thành số km đường giao thông còn lại trong năm 2020, đối với địa phương là “không thể” nếu không có nguồn đầu tư, hỗ trợ của nhà nước.

“Gập ghềnh” đường về đích nông thôn mới của 5 xã nhóm cuối huyện biên giới Hà Tĩnh

Nhà văn hóa thôn Động Eo...

“Ngoài tiêu chí giao thông, hiện còn 7/13 nhà văn hóa thôn đã xuống cấp, không đạt yêu cầu, phải xây mới 100%. Cùng đó, các công trình trường học, trạm y tế, sân vận động xã, trụ sở UBND xã… cũng đã hư hỏng, xuống cấp. Dự kiến, kinh phí đầu tư cho các hạng mục hạ tầng này (chưa kể giao thông) là khoảng 25 tỷ đồng. Đây thực sự là “lực cản” lớn nhất trong việc hoàn thành mục tiêu xây dựng đạt chuẩn NTM trong năm” – Chủ tịch UBND xã Sơn Tiến Nguyễn Khắc Việt cho hay.

“Gập ghềnh” đường về đích nông thôn mới của 5 xã nhóm cuối huyện biên giới Hà Tĩnh

... thôn Ngọc Sơn (xã Sơn Tiến) đều hư hỏng, xuống cấp; cơ sở vật chất trong, ngoài nhà văn hóa đều chưa có.

Không chỉ gặp khó khăn trong thực hiện các tiêu chí về hạ tầng, 5 xã này đều là những xã miền núi hoặc xã vùng thấp lụt nên việc hoàn thành tiêu chí 20 – vườn mẫu, KDC mẫu cũng đang gặp nhiều khó khăn.

Mặc dù ngay từ đầu năm, các địa phương đã ra quân xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu. Thế nhưng, địa hình đồi núi chia cắt, vườn rộng, cây tạp mọc um tùm, đường đất quanh co… là những lực cản đòi hỏi công sức rất lớn mới có thể hoàn thành. Nhiều tuyến đường chưa có phương án cứng hóa, làm mương thoát thải do chưa có nguồn đầu tư và người dân cũng không có nguồn lực để đóng góp.

“Gập ghềnh” đường về đích nông thôn mới của 5 xã nhóm cuối huyện biên giới Hà Tĩnh

Các xã Sơn Lễ, Sơn Tiến, Sơn Lâm, Sơn Hồng, Sơn Trà có địa hình chia cắt, vườn rộng, cây tạp mọc um tùm, đường đất quanh co… là những lực cản lớn đòi hỏi công sức rất lớn để làm vườn mẫu, khu dân mẫu.

Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn Nguyễn Kiều Hưng cho biết: Đến nay, toàn huyện Hương Sơn đã có 18/23 xã đạt chuẩn NTM. Trước những khó khăn của 5 xã còn lại, ngay từ cuối năm 2019, Ban Chỉ đạo NTM huyện đã làm việc với các địa phương soát xét từng tiêu chí; đồng thời, giao các phòng ban, ngành trực tiếp hỗ trợ. Các nội dung được tập trung chỉ đạo là mở rộng hành lang giao thông, cải tạo vườn, xây dựng KDC kiểu mẫu.

Về phía huyện sẽ có những giải pháp kêu gọi, huy động các nguồn lực tập trung cho các xã hoàn thành tiêu chí hạ tầng, góp phần cùng cả huyện hoàn thành mục tiêu có 100% số xã đạt chuẩn NTM trong năm 2020.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.