Xây dựng huyện nông thôn mới Hương Sơn từ tiêu chí khó

(Baohatinh.vn) - Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã và đang có những giải pháp, quyết tâm cao từng bước hoàn thành tiêu chí giao thông, góp phần xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020.

Xây dựng huyện nông thôn mới Hương Sơn từ tiêu chí khó

Hạ tầng giao thông ở nhiều xã miền núi Hương Sơn được đầu tư xây dựng đồng bộ với hệ thống mương thoát nước, hệ thống cây xanh đảm bảo cảnh quan môi trường

Trong dịp về quê dự kỷ niệm 500 năm thành lập huyện Hương Sơn vừa qua, nhiều người con xa quê dù chỉ mới 5 năm, 7 năm, nhưng đều có chung nhận xét về sự thay đổi chóng mặt trên nhiều vùng quê Hương Sơn, đặc biệt là hạ tầng giao thông.

“Tôi rời quê vào miền Nam lập nghiệp năm 2010. Khi ra đi, con đường trước nhà chỉ là đường đất, nhỏ hẹp, 2 xe đạp ngược chiều không tránh nhau được. Nay về quê, không chỉ con đường trước nhà tôi đã được mở rộng, mặt đường đổ bê tông kiên cố mà nhiều tuyến đường khác trong xã cũng đã được mở rộng và bê tông hóa” – anh Nguyễn Quang Dương ở xã Sơn Tân chia sẻ niềm vui.

Những ngày này, về các xã trong nhóm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) 2019 của huyện Hương Sơn càng cảm nhận rõ sự quyết tâm của cán bộ và nhân dân trong hành trình cán đích xã NTM. Trên các tuyến đường trục thôn, ngõ xóm, các tổ chức đoàn thể cùng người dân đang khẩn trương nạo vét, khơi thông mương thoát nước, trồng thêm cây xanh. Một số địa phương như Sơn Bình, Sơn Lĩnh, Sơn Giang… các nhà thầu đang tập trung phương tiện thi công nâng cấp, mở rộng những mét đường cuối cùng để kịp tiến độ.

Xây dựng huyện nông thôn mới Hương Sơn từ tiêu chí khó

Xã Sơn Giang tập trung hoàn thành hệ thống đường trục thôn, mương thoát nước khu dân cư theo cơ chế nhà nước hỗ trợ xi măng, nhân dân đóng góp ngày công, tiền mặt

“Mặc dù điều kiện kinh tế người dân còn khó khăn, nhưng với sự đồng thuận cao, người dân đã chung tay đóng góp ngày công, tiền mặt và hiến hàng nghìn m2 đất để mở rộng đường. Trong năm 2019, ngoài cơ chế hộ trợ xi măng của tỉnh, xã đã huy động nội lực từ nguồn đóng góp của nhân dân xây dựng mới 12km đường giao thông và kênh mương với tổng trị giá hơn 2 tỷ đồng. Đây là một trong những tiêu chí khó, nhưng đã được địa phương quyết tâm chỉ đạo hoàn thành, góp phần đưa xã đạt chuẩn NTM trong năm 2019” – Chủ tịch UBND xã Sơn Lĩnh Nguyễn Minh Tuấn khẳng định.

Là huyện miền núi có địa hình phức tạp, diện tích rộng, dân cư phân bố rải rác... là những bất lợi trong xây dựng, hoàn thiện các tuyến giao thông, đặc biệt là giao thông nông thôn, nhưng những năm qua, Hương Sơn đã nỗ lực trong huy động các nguồn lực, để từng bước hoàn thành tiêu chí giao thông.

Xây dựng huyện nông thôn mới Hương Sơn từ tiêu chí khó

Sơn Bình tập trung mở rộng đường trục xã, quyết tâm hoàn thành trước 31/12

“Trong điều kiện khó khăn, ngoài sự hỗ trợ, đầu tư của nhà nước, lồng ghép từ các chương trình dự án, thì điều quan trọng nhất vẫn là huy động nội lực từ nhân dân. Trong 10 năm qua, đã có hàng triệu ngày công lao động, hàng triệu m2 đất được hiến mở rộng đường với tổng trị giá hàng trăm tỷ đồng được huy động từ người dân để xây dựng hệ thống đường trục thôn, ngõ xóm, mương thoát nước khu dân cư” – ông Trần Quang Hòa, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Hương Sơn cho hay.

Hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư đồng bộ trên toàn huyện. Hệ thống đường nội đồng cơ bản đã được cứng hoá đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Đến nay, toàn huyện xây dựng mới và nâng cấp đạt chuẩn được hơn 1.122,8 km đường giao thông nông thôn; cứng hóa 315 km rãnh thoát nước trong khu dân cư. Đến nay, có 25 xã đạt chuẩn giao thông, đạt 83,33%.

Xây dựng huyện nông thôn mới Hương Sơn từ tiêu chí khó

Với cơ chế nhà nước hỗ trợ xi măng, nhân dân đóng góp thêm vật tư, ngày công... năm 2018, toàn huyện Hương Sơn đã làm mới 81km đường GTNT (đạt 119% kế hoạch tỉnh giao)

Ghi nhận những kết quả đạt được, năm 2018, Bộ Giao thông - Vận tải đã trao cờ thi đua xuất sắc cho huyện Hương Sơn vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua xây dựng và phát triển giao thông nông thôn - miền núi.

Trong năm 2019, toàn huyện tiếp tục nỗ lực cao và làm mới 63,56 km đường giao thông nông thôn (GTNT) trên kế hoạch 63,50 km, với tổng giá trị khoảng 135 tỷ đồng; hoàn thành 34,33 km rãnh thoát nước và 3,66 km kênh mương nội đồng.

Để hoàn thành khối lượng trên, huyện đã nhận 11,333 tấn xi măng theo cơ chế nhà nước hỗ trợ và huy động gần 165.000 ngày công từ người dân.

Mặc dù đã nỗ lực và đạt được kết quả khá trên lĩnh vực giao thông, tuy nhiên, do điều kiện đặc thù huyện miền núi nên để đảm bảo đạt chuẩn tiêu chí giao thông của huyện NTM, Hương Sơn đang cần nhiều nguồn lực để hoàn thành.

Xây dựng huyện nông thôn mới Hương Sơn từ tiêu chí khó

Thi công hệ thống mương thoát nước trên tuyến Tây - Lĩnh - Hồng

Theo đó, hiện còn 8 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 61 km phải duy tu nâng cấp, cứng hóa mặt đường, mở rộng nền đường để đạt chuẩn cấp kỹ thuật đường trục huyện theo quy định. Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện tiêu chí giao thông huyện là 294,6 tỷ đồng, trong đó nguồn đã xác định 229,4 tỷ đồng, còn lại chưa xác định.

Bí thư huyện ủy - Trưởng Ban chỉ đạo NTM huyện Hương Sơn Trần Văn Kỳ cho biết, huyện đặt quyết tâm cao, phấn đấu hoàn thành mục tiêu huyện NTM vào năm 2020. Đây là mục tiêu lớn, đòi hỏi quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự đồng hành giúp đỡ của các cấp, các ngành và đặc biệt là sự đồng thuận cao của nhân dân.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.