Giá thép tăng kỷ lục

Dự kiến trong vài ngày tới, các công ty thép sẽ tiếp tục tăng giá bán ra trên thị trường với mức 400.000 - 500.000 đồng/tấn.

Đây là lần tăng giá thứ 2 trong tháng này, đưa giá thép xây dựng bán lẻ trên thị trường lên hơn 14 triệu đồng/tấn. Nếu cộng thêm thuế giá trị gia tăng, mỗi tấn thép xây dựng đến tay người tiêu dùng sẽ vượt qua mức 15 triệu đồng. Đây là mức cao nhất kể từ năm 2010 đến nay.

Như vậy từ tháng 7 đến nay, giá thép xây dựng không ngừng đi lên. Đặc biệt trong hai tháng 8 và 9, việc tăng giá diễn ra liên tục với tổng cộng mức tăng từ 2 - 2,2 triệu đồng/tấn.

gia thep tang ky luc

Giá thép tăng kỷ lục do nhu cầu thép tăng cao.

Theo lý giải của đại diện Công ty thép Pomina, thép trong nước hiện nay diễn biến tương tự theo giá thép thế giới. Việc tăng mạnh chủ yếu do nguyên vật liệu từ phôi thép, thép phế... đều đã nâng giá bán lên rất nhiều. Ví dụ giá thép phế liệu từ mức 260 USD/tấn vào cuối tháng 7 đã tăng lên hơn 300 USD/tấn vào đầu tháng 8 và tiếp tục nhích lên xoay quanh mức 340 USD/tấn trong tháng 9.

Giá thép tăng do nhu cầu tiêu thụ thép trên thế giới liên tục gia tăng trong những tháng qua. Trong khi đó Trung Quốc - nước cung cấp sản phẩm này nhiều nhất vẫn tiếp tục hạn chế sản xuất thông qua việc đóng cửa các nhà máy không đủ tiêu chuẩn về môi trường.

Hiệp hội Thép Việt Nam nhận định, giá thép thanh giao đường biển châu Á trong tháng 8 đạt mức cao nhất 4 năm qua do các nhà máy và các nhà thương mại Trung Quốc đã nâng chào giá cùng với giá trong nước tăng.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy kể từ đầu năm đến hết tháng 8, Việt Nam đã nhập khẩu 10,4 triệu tấn sắt thép các loại trị giá 6,03 tỉ USD, giảm 15,4% về lượng nhưng tăng 17,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Riêng mức tiêu thụ thép xây dựng trong nước thời gian qua đã đạt hơn 5,9 triệu tấn, tăng 14,7% so cùng kỳ 2016. Tương tự, mức tiêu thụ sắt thép các loại cũng tăng đến 14,9%. Dự báo chung giá thép có khả năng còn tăng nhẹ trong những tháng tới./.

Theo Mai Phương/Báo Thanh niên

Đọc thêm

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Năm 2024, Hà Tĩnh cán mốc thu ngân sách hơn 18.100 tỷ đồng, tăng 3% dự toán HĐND tỉnh giao. Mốc son này góp phần điểm tô thêm gam màu sáng cho bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Xác định doanh nghiệp là “bạn đồng hành”, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã trao cơ hội để doanh nhân chủ động thích ứng, mạnh dạn đầu tư, khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế.
Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.