Giải quyết chuyện “đau đầu” vì ngao giống ở Lộc Hà

(Baohatinh.vn) - HTX Nuôi trồng thủy sản Hùng Thuận xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã cho ra đời những mẻ ngao giống chất lượng đầu tiên phục vụ sản xuất, kinh doanh...

Giải quyết chuyện “đau đầu” vì ngao giống ở Lộc Hà

HTX Nuôi trồng thủy sản Hùng Thuận đầu tư hơn 1 tỷ đồng lấp cát, làm ao lót bạt, ao dèo, lọc nước, sục khí... để sản xuất ngao giống

Bình quân mỗi năm, 20 thành viên của HTX Nuôi trồng thủy sản Hùng Thuận ở xã Mai Phụ phải tốn đến 10 tỷ đồng để mua 300 tấn ngao giống phục vụ cho hơn 34 ha nuôi ngao. Vấn đề con giống luôn khiến hộ nuôi trồng nơi đây “đau đầu” vì nó chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất.

Ông Lê Xuân Hùng - Giám đốc HTX Nuôi trồng thủy sản Hùng Thuận chia sẻ: “Hàng năm, chúng tôi phải ra tận Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình… để mua ngao giống nên rất bị bị động trong sản xuất. Lo ngại nữa là mua ngao giống ở ngoài nhiều khi không thể kiểm soát được nguồn gốc và chất lượng. Vì vậy, cách đây mấy năm, tôi đã trăn trở về việc tự sản xuất con giống để phục vụ việc nuôi trồng cho HTX”.

Giải quyết chuyện “đau đầu” vì ngao giống ở Lộc Hà

Bãi dèo ngao giống được đổ cát sâu 60 cm, nước luôn đảm bảo độ mặt và sạch, phun tưới thường xuyên

Cách đây 9 tháng, anh Hùng đã đầu tư trên 1 tỷ đồng để hút cát biển vùng sình lầy hơn 1,1 ha thành bãi sản xuất ngao giống với đầy đủ ao lót bạt, ao dèo, có hệ thống sục khí, lọc nước... Trong các lứa đầu tiên, anh đã tuyển chọn hơn 3-4 tấn ngao chất lượng ngay tại rặc nuôi của gia đình để làm ngao bố mẹ. Ngoài ra, anh còn thuê 2 kỹ sư từ Hải Phòng và Nam Định về trực tiếp làm việc tại hồ để đảm bảo quy trình, kỹ thuật”.

Giải quyết chuyện “đau đầu” vì ngao giống ở Lộc Hà

Các công nhân kỹ thuật đang kiểm tra ấu trùng ngao trong ao lót bạt

Anh Ngọc - phụ trách kỹ thuật của mô hình nói về quy trình sản xuất của HTX cho biết: “Sau khi nuôi vỗ và sinh sản xong, ngao bố mẹ được vớt để đưa ra bán thương phẩm. Ấu trùng được nuôi dưỡng trong ao lót bạt đến 7-8 ngày (khi ngao “lên chân”) thì cho cát vào để tạo chỗ bám và cho ăn (tảo), được 24 ngày thì cho ra ao dèo. Dèo được 4-5 tháng thì ngao con được đưa ra bãi nuôi thương phẩm nuôi tiếp khoảng 18 tháng thì xuất bán”.

Giải quyết chuyện “đau đầu” vì ngao giống ở Lộc Hà

Ngao giống được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo phát triển tốt, sạch bệnh

Với quy trình trên, đến thời điểm này, mô hình đã cho ra đời các mẻ giống đầu tiên đảm bảo chất lượng. Theo đó, hiện đã có 1 tỷ con giống có trọng lượng khoảng 1.800 con/kg đã được cho ra bãi nuôi thương phẩm rộng 2 ha. Trong ao dèo còn hơn 1 tỷ con 10 ngày tuổi đang tiếp tục chăm sóc để chuẩn bị đưa ra rặc nuôi thương phẩm. Việc chuẩn bị để cho ra đời các lứa tiếp theo cũng đã sẵn sàng.

Giám đốc Lê Xuân Hùng khẳng định: “Các lứa ngao giống đầu tiên “trình làng” được đánh giá có chất lượng tốt, trị giá khoảng 400 triệu đồng. Từ thành công ban đầu này, sắp tới, tôi đang xin đất và cơ chế hỗ trợ từ các cấp để mở rộng quy mô, hướng tới mục tiêu cung cấp đủ cho HTX sản xuất, tiến tới “phủ sóng” cho toàn huyện.

Nếu mọi việc thuận lợi, thì ngoài tiết kiệm được khoảng 50% chi phí mua giống (riêng HTX giảm được 5 tỷ đồng/vụ) và người nuôi sẽ được cung cấp những con giống chất lượng, khỏe mạnh, rõ nguồn gốc… ngay tại chân rặc”.

Giải quyết chuyện “đau đầu” vì ngao giống ở Lộc Hà

Những con ngao giống 10 ngày tuổi tròn đều, phát triển tốt được chụp qua kính hiển vi quang học 10x10...

Ông Võ Tá Bình-Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà thông tin: “Hiện nay, trên địa bàn đang có 175 nuôi ngao, cho sản lượng khoảng 200 tấn, thu gần 24 tỷ đồng/ năm. Việc xuất hiện các mô hình tiên phong trong sản xuất giống như của HTX Nuôi trồng thủy sản Hùng Thuận là rất đáng khuyến khích, chúng tôi sẽ tạo điều kiện hỗ trợ để mô hình có thể phát triển quy mô lớn hơn.”

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.