Giám đốc hợp tác xã năng động, nâng tầm giá trị ngao thương phẩm Mai Phụ

(Baohatinh.vn) - Ông Lê Xuân Hùng - Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản, vệ sinh môi trường Hùng Thuận (xã Mai Phụ - huyện Lộc Hà - Hà Tĩnh) đã xây dựng thành công sản phẩm ngao thương phẩm, đưa về nguồn thu lý tưởng cho thành viên và bước đầu chủ động nguồn giống tại chỗ.

Giám đốc hợp tác xã năng động, nâng tầm giá trị ngao thương phẩm Mai Phụ

Diện tích nuôi ngao thương phẩm tập trung 31,4 ha của HTX Hùng Thuận tại thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ.

Nhìn diện tích nuôi ngao thương phẩm tập trung 31,4 ha tại thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ cùng nguồn thu lý tưởng mang về cho 22 thành viên hợp tác xã (HTX) mỗi năm, ông Lê Xuân Hùng (SN 1968) - Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT HTX Nuôi trồng thủy sản, vệ sinh môi trường Hùng Thuận (viết tắt là HTX Hùng Thuận) mãn nguyện với quyết định của mình.

Ông Lê Xuân Hùng nhớ lại: “Năm 2005, người dân xã Mai Phụ bắt tay nuôi ngao thương phẩm, song do nuôi quảng canh, quy mô manh mún, không liên kết nên đầu ra bấp bênh. Nhiều năm gắn bó với nghề nuôi ngao, nhìn bà con chật vật trong việc tiêu thụ sản phẩm, rồi khi công sức người nuôi bỏ ra nhiều, song kinh phí thu về không tương xứng, tôi nhận ra chỉ có liên kết lại, làm ăn quy mô lớn mới mong “nên chuyện”.

Với suy nghĩ đó, năm 2010, tôi vận động các hộ nuôi ngao thương phẩm trên địa bàn thành lập HTX. Ban đầu mọi người e dè nhưng sau quá trình kiên trì thuyết phục và có những tính toán khoa học, năm 2011, HTX Hùng Thuận ra đời với 22 thành viên góp vốn. Cũng từ đó, đơn vị chuyển hoàn toàn từ hình thức nuôi ngao quảng canh sang nuôi thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật".

Giám đốc hợp tác xã năng động, nâng tầm giá trị ngao thương phẩm Mai Phụ

Ông Lê Xuân Hùng kiểm tra sự phát triển của ngao thương phẩm trước khi xuất bán.

“Lúc đó, diện tích nuôi trồng của HTX còn khiêm tốn, tôi lại họp bàn các thành viên và xin chính quyền các cấp tạo điều kiện hỗ trợ đất đai canh tác. Với phương án sản xuất kinh doanh bài bản cùng hiệu quả nuôi trồng được khẳng định, năm 2015, HTX Hùng Thuận được tỉnh cho thuê đất trên diện tích 31,4 ha tại thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ” - ông Lê Xuân Hùng cho biết thêm.

Khi đã chủ động quy trình sản xuất, người đứng đầu HTX cùng các thành viên trong HĐQT tính tới việc tìm đầu ra lâu dài, ổn định cho ngao thương phẩm, tránh tình trạng “được mùa mất giá”. Ông chủ nhiệm cùng với các thành viên đã bền bỉ tạo sản phẩm chất lượng, khẳng định thương hiệu ở nhiều thị trường trong tỉnh và vươn ra nhiều tỉnh thành khác như: Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng...

Ông Lê Xuân Hùng tiết lộ: “Mỗi năm, HTX thả nuôi từ 300 - 400 tấn ngao giống với chi phí đầu tư 20 triệu đồng/tấn. Sau một năm thả nuôi, mỗi ha cho thu hoạch lãi ròng khoảng 100 triệu đồng. Với tổng diện tích 31,4 ha, HTX thu lãi trên 3 tỷ đồng/năm, mang về nguồn thu khá cho thành viên và tạo việc làm cho 30 - 40 lao động thời vụ với mức lương 3 - 4 triệu đồng/người/tháng”.

Bà Phan Thị Hợi (SN 1959, thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ), thành viên HTX Hùng Thuận phấn khởi: “Trước đây, nhà tôi nuôi ngao nhỏ lẻ, nguồn thu không đáng kể, đó là chưa nói đến chuyện thất thu do ngao chết vì nhiễm bệnh hay bị thương lái ép giá khi vào chính vụ thu hoạch. Từ khi tham gia HTX, có người đứng đầu “bảo lãnh” về vốn, kỹ thuật, thị trường, vợ chồng tôi mạnh dạn đầu tư nuôi 3 ha ngao thương phẩm. Mỗi năm trừ chi phí, gia đình tôi lãi ròng khoảng 300 triệu đồng”.

Giám đốc hợp tác xã năng động, nâng tầm giá trị ngao thương phẩm Mai Phụ

Trừ chi phí, gia đình bà Phan Thị Hợi (xã Mai Phụ) lãi ròng khoảng 300 triệu đồng/năm từ nuôi ngao thương phẩm.

Hỗ trợ các thành viên về ứng dụng khoa học vào sản xuất, tiếp cận vốn vay ngân hàng, trước thực trạng giá con giống cao, vận chuyển từ Nam Định, Thái Bình về dễ nhiễm bệnh, người đứng đầu HTX Lê Xuân Hùng đã đi thêm quyết định táo bạo - đầu tư sản xuất con giống.

Năm 2021, sau quá trình nghiên cứu, vào Nam ra Bắc học hỏi, ông Lê Xuân Hùng thử nghiệm sản xuất giống ngao tại chỗ. Theo đó, HTX đầu tư trên 1 tỷ đồng để hút cát biển vùng sình lầy hơn 1,1 ha thành bãi sản xuất ngao giống với đầy đủ ao lót bạt, ao dèo, có hệ thống sục khí, lọc nước...

Trong các lứa đầu tiên, ông Hùng đã tuyển chọn hơn 3 - 4 tấn ngao chất lượng ngay tại rặc nuôi của gia đình để làm ngao bố mẹ. Ngoài ra, ông thuê kỹ sư từ Hải Phòng và Nam Định trực tiếp làm việc tại hồ để theo dõi. Với nhiều nỗ lực, HTX đã cho ra đời những mẻ ngao giống chất lượng đầu tiên phục vụ nuôi trồng. Vụ nuôi cuối năm 2021, HTX đã chủ động được một phần giống, tiết kiệm chi phí sản xuất.

Từ thành công ban đầu, HTX đang trình phương án xin thuê thêm đất để nhân rộng khu nhân giống. Mục tiêu của HTX là không những cung cấp nguồn giống cho các thành viên mà còn có thể cấp giống cho các hộ nuôi ngao thương phẩm trong huyện, trong tỉnh để tiến tới không còn phụ thuộc nguồn giống bên ngoài.

Giám đốc hợp tác xã năng động, nâng tầm giá trị ngao thương phẩm Mai Phụ

HTX Hùng Thuận đầu tư hơn 1 tỷ đồng lấp cát, làm ao lót bạt, ao dèo, lọc nước, sục khí... để sản xuất ngao giống. Ảnh: Tiến Dũng.

Với mục tiêu phát triển nuôi ngao thương phẩm bền vững, ông Lê Xuân Hùng luôn chú trọng các biện pháp bảo vệ môi trường nuôi, bảo vệ nguồn nước sạch cho ngao sinh trưởng. Do vậy, bên cạnh mảng nuôi trồng thủy sản, ngay từ khi thành lập, HTX Hùng Thuận tiên phong đảm nhận việc thu gom, xử lý rác thải toàn xã. Địa bàn rộng nhưng với tinh thần, trách nhiệm cao, HTX luôn làm tốt nhiệm vụ vệ sinh môi trường. Cứ 3 ngày, HTX thu gom gần 20 tấn rác thải, vận chuyển về bãi tập kết rác tại xã Hồng Lộc chờ xử lý.

Năng động, dám nghĩ dám làm, Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT HTX Mai Phụ Lê Xuân Hùng đã góp phần quan trọng xây dựng thành công mô hình nuôi ngao thương phẩm quy mô hàng hóa, mang về nguồn thu lớn cho thành viên, tạo việc làm cho nhiều lao động cũng như tạo mô hình kinh tế điển hình cho địa phương. Điều đặc biệt, không chỉ đặt mục tiêu sản xuất, kinh doanh hiệu quả, ông Lê Xuân Hùng còn luôn quan tâm, làm tốt hoạt động thu gom, xử lý rác thải, tạo môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp, giúp địa phương về đích tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

HTX Hùng Thuận đã trở thành đơn vị tiêu biểu, được tặng thưởng nhiều cờ thi đua, bằng khen, giấy khen từ Trung ương đến địa phương.

Ông Nguyễn Xuân Bắc – Chủ tịch UBND xã Mai Phụ

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề Khởi nghiệp

Đọc thêm

Xuân về cùng mùa hoa

Xuân về cùng mùa hoa

Khi thời gian dần dịch chuyển về những ngày cuối cùng của năm cũ cũng là lúc người trồng hoa, chăm bón cây cảnh ở Hà Tĩnh tất bật chuẩn bị cho một mùa xuân mới.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Tiết mục Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát. Soạn lời: NSND Nguyễn An Ninh. Biểu diễn: Nghệ nhân Văn Sang - Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi. Thơ: Nguyễn Công Trứ. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.