Giám đốc trẻ ở Hà Nội từ chối giúp đỡ cậu bé ăn xin và thái độ bất ngờ của mọi người

Vị tổng giám đốc trẻ của công ty quảng cáo tại Hà Nội nhất quyết không giúp đỡ em bé ăn xin giữa phố trong một chiều mưa. Lí do anh đưa ra là gì mà nhận được đa số sự ủng hộ?

giam doc tre o ha noi tu choi giup do cau be an xin va thai do bat ngo cua moi nguoi

"Giúp đỡ có trách nhiệm, thương đúng cách!"

Vừa qua, trên trang cá nhân của mình, anh Phạm Ngọc Linh, là giám đốc một công ty Quảng cáo tại Hà Nội đã chia sẻ câu chuyện mang lại cho nhiều người những cảm xúc và suy ngẫm khác nhau:

"Lần nào đi qua ngã tư Lê Văn Lương - Hoàng Đạo Thúy lúc chiều tối, tôi cũng gặp cậu bé này. Hôm nay Hà Nội mưa bụi, cũng gặp em.

Vẫn đôi mắt ngẩn ngơ ấy, em không đội mũ dưới mưa, lại còn hát nữa chứ!

Đèn đỏ hơn 90s, đủ để tôi ngồi quan sát em.

Thấy thương mà không thương.

Động lòng mà không thể giúp!

Bởi nếu ai cũng vậy, cũng thương hại như lần đầu tôi gặp en, cũng nơi này mấy tháng trước, rồi giúp đỡ, hẳn sẽ là làm hại em! Nó là trẻ con, như vậy sẽ quen dần, sẽ lười, rất lười, trượt dài trong sự lười biếng và gian dối.

Người lợi dụng cậu bé, sẽ tiếp tục lợi dụng.

Không được! Không thể động lòng!

Viết đến đây, tôi lại nhớ đến mấy đứa nhóc bán hàng rong ở Nha Trang. Cũng nụ cười và ánh mắt ngây thơ như thế, nhưng là bán hàng thực sự, cho tiền không lấy và đặc biệt là không phải đóng kịch để nhận sự thương hại từ những trái tim nhân ái.

Thôi, nếu có thể, ta sẽ cùng cho đi và chia sẻ, giúp đỡ có trách nhiệm, thương đúng cách!"

giam doc tre o ha noi tu choi giup do cau be an xin va thai do bat ngo cua moi nguoi

Cậu bé ăn xin ngồi bên đường giữa một chiều mưa tầm tã, nhiều người động lòng nhưng vẫn không muốn giúp? (Ảnh: Facebook Phạm Ngọc Linh)

Facebook Nguyễn Sinh bình luận sau khi đọc câu chuyện: "Ngày hôm qua đi qua đó, gặp bạn ấy, trời mưa bụi nhìn khuôn mặt bạn ấy và mình bật khóc. Lúc đó, bạn trai mình đã trấn tĩnh mình và nói: "Không cần để ý đâu, cu này ngồi đó bao tháng nay rồi, ngày nào cũng có người cho tiền và giờ thành chốt ở đó rồi".

Mình cũng không biết phải nói thế nào nữa, nhưng khi về nhà rồi mà khuôn mặt ấy cứ làm mình ám ảnh mãi".

Nếu là bạn, trong tình huống này, bạn sẽ chọn cách dừng lại cho cậu bé ăn xin một số tiền nhỏ, hay nhắm mắt làm ngơ?

Khi vừa đọc xong, chắc hẳn nhiều người trong số chúng ta sẽ cho rằng, liệu hành động của chàng giám đốc trẻ có hơi cực đoan và vô tâm? Chỉ là mỗi người giúp đỡ em bé một chút thôi, chẳng đáng gì cả, sao phải nặng nề đến vậy?

Với quan điểm của mình, anh Phạm Ngọc Linh cho rằng: "Có thể giúp đỡ người già hoặc người tàn tật thực sư, nhưng với trẻ em thì phải suy nghĩ lại!"

lại là hòn đá cản bước bạn đến thành công. Muốn làm nên nghiệp lớn, hãy đá chúng ra khỏi con đường của mình!

Trước khi có câu trả lời cho mình về việc có nên giúp đỡ cậu bé ăn xin, hãy đọc một câu chuyện tại đất nước Nhật Bản:

"Gần nhà tôi, có một cụ ông chuyên nhặt nhạnh những thứ có thể bán được từ các thùng rác để đem bán. Là người vô gia cư, tuổi đã cao, sức yếu, nhưng cụ vẫn ngày ngày cần mẫn đi nhặt rác kiếm sống.

Ở Tokyo, có hơn 2000 người sng lang thang giống như cụ. Mùa hè năm trước, tôi còn chứng kiến cả một gia đình lang thang sống dưới trụ cầu ở Edogawa. Trụ cầu có thể che mưa, nước sông có thể tắm giặt.

Những ngôi nhà của họ thì dùng những miếng nhựa để dựng lên...Một gia đình vô gia cư đã sống như thế. Thường thì công việc của họ là nhặt ve chai, hoặc tập san bỏ đi trên các chuyến tàu.

giam doc tre o ha noi tu choi giup do cau be an xin va thai do bat ngo cua moi nguoi

Trong truyền thống văn hóa võ sĩ đạo Nhật Bản có quan niệm: "Thà nghèo chứ không thể ngắn chí"

Chính phủ Nhật Bản có chính sách "cuộc sống bảo hộ" với những người nghèo khó. Chỉ cần bạn khó khăn trong cuộc sống là bạn có thể đến chính quyền địa phương xin hưởng chế độ "cuộc sống bảo hộ", hàng tháng được nhận 120.000 yên Nhật (khoảng hơn 22 triệu đồng), đủ chi cho ăn ở.

Nhưng có rất nhiều người sống lang thang từ chối nhận. Họ không muốn làm kẻ ăn xin, thì nói chi đến chuyện em bé bị bắt, đập gãy tay chân, rồi ép chúng đi xin tiền".

Người Nhật không muốn đi ăn xin, còn ở nước ta, hiện nay có rất nhiều ăn xin trên từng nẻo đường góc phố, đặc biệt nhất chính là những thành phố lớn.

Ăn xin không chỉ đơn lẻ mà ăn xin theo băng nhóm, gia đình. Có những người là khổ thật sự, nhưng có trường hợp lại giả dạng để nhận được lòng thương. Giống như lời cảnh tỉnh của người kể câu chuyện trên, anh đã từng giúp đỡ cậu bé một lần, nhưng hóa ra, cậu lại là đứa trẻ bị những kẻ xấu ép đi "hành nghề" ăn xin.

Hãy cho người ta cái cần câu, chứ đừng bao giờ cho người ta con cá. Cần câu có thể giúp người ta vượt qua cuộc sống, còn con cá chỉ đủ để sống qua ngày mà thôi. Hãy gieo lòng tốt ở đúng chỗ cũng như gieo đúng cách để không phải hoài công.

Bill Gates nói: Đối với những người thành đạt trong sự nghiệp, từ chối ỷ lại vào người khác là một thử nghiệm lớn đối với năng lực bản thân. Điều đó có nghĩa là không thể dựa dẫm vào người khác, bởi vì như vậy là đã giao phó vận mệnh của mình vào tay người khác, mất đi quyền tự chủ trong công việc.

Có một số người mỗi khi gặp phải chuyện gì, việc đầu tiên nghĩ đến là tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác. Đó là những người có tâm lí ỷ lại.

giam doc tre o ha noi tu choi giup do cau be an xin va thai do bat ngo cua moi nguoi

Tâm lí ỷ lại bắt nguồn từ sự lười nhác. Đặc biệt là ở trẻ em, nếu ngay từ nhỏ, chúng đã được bố mẹ, mọi người giúp đỡ quá nhiều, sẽ hình thành nên tâm lí ỷ lại và tính lười nhác. (Ảnh minh họa)

Mỗi khi thấy những đứa trẻ gặp khó khăn, trở ngại, chúng ta thường có tâm lý muốn ngay lập tức hỗ trợ, giúp đỡ, làm thay chúng mọi việc, khiến chúng cảm thấy không cần phải nỗ lực phấn đấu cũng có thể sống được.

Điều đó vô hình dung khiến những đứa trẻ lớn lên chỉ biết nhận, không có khái niệm "cho đi", chỉ muốn hưởng thụ mà không phải bỏ mồ hôi công sức, gặp trở ngại nhỏ cũng dễ dàng gục ngã.

Lớp trẻ cần độc lập hành động chứ không phải là ỷ lại. Chúng sinh ra đã là những học giả, những nhà mô phỏng, những nhà hiệu pháp, nếu cho chúng quá nhiều sự giúp đỡ, chúng sẽ dễ trở thành những sản phẩm mô phỏng mà nếu bạn không đưa ra sự trợ giúp, chúng sẽ không thể đi được một mình. Chỉ cần bạn đồng ý, chúng sẽ mãi mãi sống dựa vào bạn.

Ngồi trên một chiếc ghế mềm sẽ rất dễ ngủ quên. Dựa vào người khác, chính là trở ngại lớn trong việc phát huy tính tự lực tự chủ và tinh thần phấn đấu gian khổ.

Theo Ngân Hà/Tri thức trẻ

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

Khánh kiệt vì tai nạn giao thông

Khánh kiệt vì tai nạn giao thông

Chứng kiến những hoàn cảnh nạn nhân TNGT tại Hà Tĩnh mới hiểu hết những nỗi xót xa. Trong số các nạn nhân, nhiều hoàn cảnh vì TNGT mà gia đình khánh kiệt, rơi vào khó khăn, túng quẫn.
Thầy Tổng phụ trách Đội yêu nghề, mến trẻ

Thầy Tổng phụ trách Đội yêu nghề, mến trẻ

Tròn 24 năm làm Tổng phụ trách Đội, thầy Lê Khải Chương - Trường Tiểu học Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) vẫn tràn đầy đam mê với nghề và luôn thương yêu, tận tâm với học trò.
Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng bày tỏ sự tri ân sâu sắc trước những đóng góp, cống hiến của các Nhà giáo Nhân dân đối với sự nghiệp trồng người cũng như phát triển KT-XH tỉnh nhà.
Công điện ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông

Công điện ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện điện: UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận; các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam về việc ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông.