Giáo viên mầm non Hà Tĩnh linh hoạt làm thêm nghề phụ trong mùa dịch

(Baohatinh.vn) - Đại dịch Covid-19 diễn ra khiến các trường học đóng cửa, học sinh nghỉ học, giáo viên nghỉ dạy. Ngoài dành thời gian để ôn tập bài vở cho học sinh và những tiết học trực tuyến, nhiều giáo viên ở Hà Tĩnh còn linh hoạt làm thêm nghề phụ để cải thiện thu nhập.

Hơn 1 tháng nay, ngoài những thời gian lên lớp online, cô Nguyễn Loan, giáo viên Trường Mầm non Đại Nài (TP Hà Tĩnh) được trổ tài với các món bánh gato, bánh bông lan. Học làm bánh đã lâu nhưng ít có thời gian, thi thoảng cô Loan chỉ tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần làm một ít bánh cho các con ăn hay mang biếu người thân.

Giáo viên mầm non Hà Tĩnh linh hoạt làm thêm nghề phụ trong mùa dịch

Ngoài thời gian chuẩn bị giáo án lên lớp online, thời gian rảnh nhiều giáo viên tranh thủ bán hàng qua mạng.

Những ngày này có nhiều thời gian rảnh rỗi, cô Loan đã quyết định làm bánh với số lượng lớn để bán trên mạng. Nguyên liệu được chọn lựa đảm bảo nguồn gốc, chất lượng, an toàn cộng với cả tâm huyết của cô giáo trẻ, sản phẩm làm ra nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của nhiều khách hàng.

Giáo viên mầm non Hà Tĩnh linh hoạt làm thêm nghề phụ trong mùa dịch

Cô Loan có dịp được trổ tài tay nghề làm bánh

Ngoài sản phẩm bánh, cô Loan còn làm thêm các mặt hàng như: ram cuốn, dưa cà muối và một số nhu yếu phẩm khác nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của khách.

“Qua việc làm bánh hàng hóa, tay nghề được nâng cao lên, sau đợt dịch này, khi việc dạy học trở lại bình thường, có thể tôi sẽ tự tay làm phục vụ giữa buổi cho học sinh của lớp mình” - Cô Loan chia sẻ.

Không chỉ các giáo viên ở khu vực thành phố, làm thêm nghề phụ trong mùa dịch cũng đang được một số giáo viên ở khu vực nông thôn lựa chọn.

Giáo viên mầm non Hà Tĩnh linh hoạt làm thêm nghề phụ trong mùa dịch

Facebook cô Hải Hà bắt đầu với việc bán hàng, ship hàng.

Là giáo viên Trường Mầm non Trung Kiên (Hương Khê), cô Phan Thị Hải Hà cũng đang “tập” bán hàng online với các món ăn nhẹ. Cô Hà chia sẻ: “Ngày thường theo việc trường lớp bận rộn quen rồi, bây giờ nghỉ dạy không làm gì nên cảm thấy thời gian quá lãng phí. Nghĩ tới việc mọi người hạn chế đi lại, tụ tập ăn uống ở ngoài và thường gọi ship hàng hóa đến tận nhà, tôi quyết định tranh thủ làm hàng để bán vừa kiếm thêm thu nhập, vừa để “giết” thời gian”.

Ngoài những ngày trực ở trường và hoàn tất việc soạn giáo án, cô Phạm Thị Việt, giáo viên Trường Mầm non Sơn Bằng (Hương Sơn) tìm đến các mối bán hạt hoa giống để giới thiệu, cung cấp, phân phối trên địa bàn. Không chỉ thế, cô Việt còn giới thiệu qua facebook để mở rộng đối tượng khách hàng.

Giáo viên mầm non Hà Tĩnh linh hoạt làm thêm nghề phụ trong mùa dịch

Kinh doanh không phải là mục tiêu lớn nhất, mà quan trọng hơn cô Việt được tìm hiểu kỹ về các giống hoa.

Theo cô Việt, “mới bước vào “kinh doanh” nên lượng khách không nhiều, nhưng với tôi được tìm hiểu các hạt giống hoa, nghiên cứu kỹ hơn về cách trồng, cách chăm sóc từng loại hoa, phân biệt đặc tính từng loài là niềm vui, niềm đam mê”.

“Chống chọi” với đợt nghỉ bất đắc dĩ, nhiều giáo viên mầm non ở Hà Tĩnh mỗi người một cách làm thêm, hẳn sẽ là những trải nghiệm khó quên. Dẫu đang cố tìm kiến niềm vui cho mình qua những nghề phụ nhưng với các giáo viên, điều mong mỏi lớn nhất là dịch bệnh sớm kết thúc để được tiếp tục trở lại với mái trường, với các em học sinh thân yêu.

Chủ đề Lao động việc làm

Đọc thêm

Lắng nghe “Điều em muốn nói”

Lắng nghe “Điều em muốn nói”

Diễn đàn “Điều em muốn nói” được các trường học ở Hà Tĩnh tổ chức góp phần mở “cánh cửa” tâm hồn của học sinh, giúp người lớn thấu hiểu, đồng hành với các em trên hành trình trưởng thành.
Thầy Tổng phụ trách Đội yêu nghề, mến trẻ

Thầy Tổng phụ trách Đội yêu nghề, mến trẻ

Tròn 24 năm làm Tổng phụ trách Đội, thầy Lê Khải Chương - Trường Tiểu học Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) vẫn tràn đầy đam mê với nghề và luôn thương yêu, tận tâm với học trò.
Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng bày tỏ sự tri ân sâu sắc trước những đóng góp, cống hiến của các Nhà giáo Nhân dân đối với sự nghiệp trồng người cũng như phát triển KT-XH tỉnh nhà.