Gìn giữ nếp nhà...

(Baohatinh.vn) - Nếp nhà của người Việt không chỉ là những cách ứng xử, là lời ăn tiếng nói, mà còn là tình yêu đối với truyền thống văn hóa gia đình.Gìn giữ nếp nhà là gìn giữ gia đạo, giúp khởi tạo nên nhân cách tốt của một con người.

Với ý nghĩa đó, vợ chồng thầy giáo Phan Đình Quya - cô Hoàng Thị Quyên (thôn Hồng Thịnh – xã Thịnh Lộc - Lộc Hà) luôn vun đắp, gìn giữ truyền thống hiếu học của gia đình. Tuy đều đã bước vào tuổi bát thập nhưng nhờ trí tuệ còn mẫn tiệp, thầy cô vẫn hằng ngày đọc sách, làm thơ và nghiên cứu y học cổ truyền. Hai nhà giáo già vẫn miệt mài với từng trang sách và gìn giữ nếp nhà, làm gương cho con cháu noi theo.

Gìn giữ nếp nhà...

Đã ngoài 80 tuổi nhưng vợ chồng thầy Quya vẫn rất minh mẫn và không ngừng học tập, nghiên cứu

Hàng chục năm đứng trên bục giảng, từng kinh qua nhiều vị trí công tác từ giảng dạy đến quản lý trong ngành giáo dục huyện Lộc Hà là lý do khiến thầy cô không ngừng gìn giữ truyền thống hiếu học của gia đình. Thầy chia sẻ: “Việc học là việc cả đời người, khi còn sức là chúng tôi còn học vì học có bao giờ thừa. Tôi vốn thích đọc sách và yêu thơ, bà nhà tôi cũng có chung niềm đam mê đó nên chúng tôi không chỉ là bạn đời mà còn là bạn tâm giao tuổi già”.

Dẫn tôi vào căn phòng nhỏ mà thầy cô gọi vui là “phòng truyền thống” của gia đình, “tài sản” thầy cô “khoe” với khách không gì khác ngoài các bằng khen và sách. Đó là tập thơ “Vọng nguyệt thi”, “200 bài diễn ca về các bài thuốc y học cổ truyền” mà thầy dày công sáng tác đã được xuất bản, cùng một số bài thơ đăng trong các tập sách viết về quê hương, đất nước. Ngoài sách của mình, thầy còn sở hữu khá nhiều đầu sách quý về các lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt là y học cổ truyền.

Gìn giữ nếp nhà...

Trong phòng truyền thống của gia đình, thầy lưu giữ nhiều sách và bằng khen

Sau khi rời bục giảng, dù không còn trẻ nhưng thầy cô vẫn quyết tâm học tập và nghiên cứu về đông y. Cũng như nghề giáo, cả hai người rất tâm huyết với nghề y và trở thành những thầy thuốc có tiếng trong vùng.

Các con của ông bà đã có gia đình, lập nghiệp ở thành phố, cứ cuối tuần lại về sum vầy bên ông bà, bố mẹ. Niềm đam mê học tập, nghiên cứu được thầy cô truyền cho cháu con. Có người theo nghiệp của thầy cô, có người hoạt động trong các lĩnh vực khác nhưng các con cháu của thầy cô đều rất ham học. 6 người con của thầy cô đều thành đạt, có gia đình hạnh phúc, con cháu đề huề.

“Đó là niềm động viên tinh thần lớn lao của những người già như chúng tôi. Tôi luôn nhắc nhở các con cháu không ngừng học tập, năng làm điều thiện và sống sao cho thành người tử tế” - thầy Quya tâm sự.

Gìn giữ nếp nhà...

Hai cựu nhà giáo là bạn tâm giao tuổi già

Ông Nguyễn Công Trình - Chủ tịch UBND xã Thịnh Lộc cho biết: “Thầy cô là tấm gương về tinh thần học tập, nuôi dạy con cái, gìn giữ nếp nhà cho người dân, làng xóm noi theo. Mỗi khi địa phương phát động phong trào đóng góp xây dựng nông thôn mới, gia đình thầy cũng là hộ tiên phong và tích cực vận động bà con làng xóm cùng tham gia”.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.