Hà Tĩnh: Cấm tất cả tàu thuyền ra khơi từ 15 giờ ngày 12/6

(Baohatinh.vn) - Các địa phương, đơn vị cử người trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Hà Tĩnh để chỉ đạo.

Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành công điện về việc ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão và mưa lũ trên địa bàn.

Hà Tĩnh: Cấm tất cả tàu thuyền ra khơi từ 15 giờ ngày 12/6

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều nay (12/6) đến ngày 14/6, ở Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa lớn dông với tổng lượng mưa phổ biến 80-150mm/đợt, có nơi trên 150mm/đợt; riêng khu vực Hà Tĩnh có tổng lượng mưa phổ biến 150-250mm/đợt, có nơi trên 350mm/đợt. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Áp thấp nhiệt đới di chuyển nhanh, diễn biến phức tạp, thực hiện Công điện số 04/CĐ-TW hồi 6 giờ ngày 12/6/2021 của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN; để chủ động ứng phó với diễn biến của ATNĐ có thể mạnh lên thành bão và mưa lũ, đồng thời tổ chức thực hiện tốt công tác phòng chống dịch Covid19, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh yêu cầu các địa phương, đơn vị chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung.

Theo dõi thường xuyên diễn biến, các bản tin cảnh báo ATNĐ và tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra trên các phương tiện thông tin để kịp thời thông báo, hướng dẫn cho nhân dân chủ động phòng tránh, ứng phó đảm bảo an toàn; đặc biệt là đối với các khu vực điều trị người bệnh nhiễm Covid-19, các khu cách ly tập trung, các điểm chốt phòng dịch yêu cầu các địa phương phải rà soát, bổ sung ngay phương án PCTT và TKCN cụ thể, sẵn sàng huy động lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho nhân dân vùng cách ly tập trung, các điểm chốt phòng dịch Covid -19.

Các địa phương, các Công ty TNHH Một thành viên Thủy lợi Bắc, thủy lợi Nam Hà Tĩnh kiểm tra, chuẩn bị, sẵn sàng tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu vực trũng thấp, khu đô thị và khu công nghiệp.

Đối với các địa phương ven biển: thông báo ngay cho các chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNĐ để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên): Phía Bắc vĩ tuyến 17,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 112,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh và lốc xoáy. Tổ chức cấm tất cả tàu thuyền ra khơi kể từ 15 giờ chiều nay 12/6/2021;

Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn các lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển, các tuyến đê biển xung yếu hoặc đang thi công; không để người ở lại chòi canh, lồng bè khi bão đổ bộ.

Đối với các địa phương vùng đồng bằng, miền núi: kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét; sẵn sàng phương án sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ cao đến nơi an toàn; kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa đang thi công, hồ chứa thủy điện, thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Tiểu an An toàn nghề cá trên biển phối hợp với các địa phương ven biển tổ chức kiểm đếm, sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc kêu gọi các tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của ATNĐ vào nơi trú ẩn an toàn; cấm tất cả tàu thuyền ra khơi kể từ 15 giờ ngày 12/6/2021, quản lý chặt chẽ phương tiện ra khơi, tổ chức kiểm tra hướng dẫn neo đậu tàu thuyền tại bến vừa đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, vừa đảm bảo phòng chống dịch Covid 19 tốt nhất.

Trưởng các Tiểu ban và các thành viên Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động triển khai các phương án của đơn vị mình để kịp thời ứng phó và hỗ trợ ứng cứu khi cần thiết.

Các địa phương, đơn vị cử người trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để chỉ đạo.

Chủ đề Thiên tai - bão lũ

Đọc thêm

"Chữa lành" hay "lành ít dữ nhiều"?

"Chữa lành" hay "lành ít dữ nhiều"?

Thời gian qua, nhiều người thực hiện "chữa lành" sức khỏe bằng các phương pháp tự nhiên, không dùng thuốc. Tuy nhiên, việc thiếu kiến thức, thiếu căn cứ khoa học đã dẫn đến nhiều trường hợp gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Cô giáo 9X yêu nghề, giỏi chuyên môn

Cô giáo 9X yêu nghề, giỏi chuyên môn

Giải nhất tại Hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh là phần thưởng ý nghĩa để cô Nguyễn Thanh Hoài (Trường Tiểu học thị trấn Cẩm Xuyên 2, Hà Tĩnh) thêm yêu và gắn bó với nghề.
Làm gì khi bố mẹ và con cái “mất kết nối"

Làm gì khi bố mẹ và con cái “mất kết nối"

Định hướng, dạy bảo là điều bố mẹ nào cũng phải thực hiện nhưng liệu cách thức dạy bảo truyền thống có còn phù hợp trong bối cảnh cách nghĩ, cách làm của giới trẻ đã có rất nhiều sự khác biệt?
Những người mạnh dạn "rời công, sang tư"

Những người mạnh dạn "rời công, sang tư"

Thay đổi tư duy, nắm bắt xu hướng mới, nhiều lao động ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn chuyển đổi từ khu vực công sang khu vực tư để tìm kiếm việc làm phù hợp hơn với năng lực, sở trường.
Gameshow "Ô cửa tiếng Anh" mùa 2 chính thức trở lại

Gameshow "Ô cửa tiếng Anh" mùa 2 chính thức trở lại

Ô cửa tiếng Anh (English Windows) - sân chơi tiếng Anh đầy ý nghĩa dành cho học sinh THCS trên toàn tỉnh sẽ chính thức phát sóng số đầu tiên vào 21h25’ tối mai (6/4) trên sóng HTTV và các nền tảng số của Báo Hà Tĩnh.
Nữ sinh chuyên Hà Tĩnh chia sẻ về đạt điểm SAT tuyệt đối 1.600

Nữ sinh chuyên Hà Tĩnh chia sẻ về đạt điểm SAT tuyệt đối 1.600

SAT là bài thi chuẩn hóa, được nhiều trường đại học trên thế giới dùng xét tuyển đầu vào. Với số điểm 1.600 bài thi SAT, em Nguyễn Thị Diệu Anh (lớp 12 Anh 1, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh đã lọt vào nhóm hiếm trên thế giới đạt số điểm thi tuyệt đối.
Giao dịch liên quan đất đai tăng cao do lo ngại điều chỉnh giá và sáp nhập

Vì sao giao dịch liên quan đến đất đai tại Hà Tĩnh tăng cao?

Thời gian gần đây, do lo lắng về việc giá đất sau điều chỉnh tăng cao và tâm lý ổn định thủ tục trước sáp nhập khiến nhiều người dân làm các thủ tục liên quan đến đất đai. Nhiều địa bàn Hà Tĩnh ghi nhận mức cao nhất từ trước đến nay.