Hà Tĩnh "hồi sinh" các điểm bưu điện văn hóa xã

(Baohatinh.vn) - Sau một thời gian sụt giảm doanh thu do sự phát triển mạnh của điện thoại di động và internet, ngành bưu điện Hà Tĩnh từng bước "hồi sinh" bưu điện văn hóa xã (BĐVHX) bằng cách gắn kinh doanh đa dịch vụ với phục vụ hành chính công.

Hà Tĩnh “hồi sinh” các điểm bưu điện văn hóa xã

Ngoài dịch vụ bưu chính truyền thống, các điểm BĐVHX còn mở rộng kinh doanh đa dịch vụ, trong đó có cả hàng hóa tiêu dùng.

Năm 1998, BĐVHX ở Hà Tĩnh ra đời, từng được đánh giá là điểm sáng ở nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa khi đáp ứng các nhu cầu cơ bản về dịch vụ bưu chính viễn thông như chuyển phát thư, điện thoại công cộng, sách, báo… phụ vụ đông đảo người dân.

Tuy nhiên, do trình độ KH&CN phát triển, đặc biệt là sự phát triển về internet, điện thoại di động nên các nhu cầu dịch vụ bưu chính ngày càng giảm dẫn đến cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng, nhiều điểm BĐVHX nằm trong tình trạng hoạt động cầm cự.

Ông Phan Long Giang - Trưởng phòng Tổ chức hành chính bưu điện tỉnh Hà Tĩnh cho hay, đỉnh điểm của khó khăn là khoảng những năm 2008 - 2010, nhiều người băn khoăn đặt ra câu hỏi về việc có nên tiếp tục duy trì mô hình BĐVHX không khi vai trò đang dần mất đi.

Hà Tĩnh “hồi sinh” các điểm bưu điện văn hóa xã

Thậm chí cung cấp cả dịch vụ in ấn, photocopy.

Trong giai đoạn 2012 – 2015, Tổng Công ty bưu điện Việt Nam phát động chiến dịch đổi mới hoạt động tại BĐVHX toàn quốc, tại Hà Tĩnh, có 185/234 điểm được đầu tư, nâng cấp hạ tầng. Còn Bưu điện tỉnh rà soát, tổ chức đào tạo nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng kinh doanh, phục vụ cho đội ngũ nhân viên BĐVHX. Không dừng lại ở đó, Hà Tĩnh mạnh dạn thí điểm 14 điểm BĐVHX đa dịch vụ.

Ngoài là điểm sinh hoạt cộng đồng, duy trì các dịch vụ bưu chính truyền thống (chuyển phát bưu phẩm, bưu kiện, đọc sách báo…), các BĐVHX còn mở rộng thêm nhiều dịch vụ như: Tài chính bưu chính (dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm dịch vụ thanh toán thu hộ, chi hộ); các dịch vụ công (hồ sơ bảo hiểm, hồ sơ cấp/đổi giấy phép lái xe, hộ chiếu, đăng ký xe, CMND, chi trả lương hưu; chi trả bảo trợ); phân phối truyền thống (hàng tiêu dùng, thiết bị công nghệ viễn thông, sim, thẻ, xuất bản phẩm) và sản phẩm hàng hóa tiêu dùng...

Nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền các cấp, chương trình bán hàng xuống các BĐVHX gặp nhiều thuận lợi, đặc biệt là chương trình “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”. Sau 1 năm thí điểm, tổng doanh số phát sinh của 14 điểm tăng từ 163 triệu đồng lên 363 triệu đồng/tháng - ông Giang nói.

Hà Tĩnh “hồi sinh” các điểm bưu điện văn hóa xã

Không khí tấp nập tại điểm bưu điện văn hóa xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc.

Đến thăm BĐVHX xã Mỹ Lộc (Can Lộc), chúng tôi cảm nhận rõ sự thay đổi về cơ sở vật chất, cũng như không khí tấp nập của người dân đến mua hàng tiêu dùng và nghe tư vấn, chuyển, nhận tiền, photocopy... Chị Trần Thị Xoan - Trưởng ban BĐVHX Mỹ Lộc chia sẻ: "Sau khi chuyển đổi trở thành mô hình kinh doanh đa dịch vụ, doanh thu bưu điện Mỹ Lộc tăng lên rất nhiều, hiện tại trung bình ở mức 30 triệu đồng/tháng. Thu nhập của cán bộ chuyên trách cũng được tăng lên".

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Giám đốc Bưu điện Hà Tĩnh, phát huy lợi thế về vị trí của các điểm BĐVHX nằm ở khu vực trung tâm, giao thông thuận tiện, Bưu điện Hà Tĩnh đã triển khai đổi mới hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ các dịch vụ... từng bước đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ tiện ích của người dân khu vực nông thôn. Trước đây, doanh thu các BĐVHX thường ở mức 4 – 8 triệu đồng/tháng, thu nhập bình quân của nhân viên chỉ đạt 1,5 triệu đồng/tháng. Đến nay, doanh thu tăng lên mức trung bình 15 – 20 triệu đồng/tháng, có xã đạt trên 35 triệu đồng/tháng, thu nhập bình quân trên 3,3 triệu đồng/tháng.

"Hiện tại, chúng tôi đang thí điểm tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính các cấp qua dịch vụ bưu chính công ích nhằm giảm chi phí xã hội, tăng cường công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính. Ngoài nhiệm vụ kinh doanh, phục vụ, điểm BĐVHX còn đóng góp lớn vào chương trình xây dựng NTM các địa phương" - bà Nguyễn Thị Thu Hà cho biết thêm.

Đọc thêm

Địa danh hành chính và câu chuyện văn hóa

Địa danh hành chính và câu chuyện văn hóa

Mỗi tên đất, tên làng trên dải đất Việt Nam không chỉ là một danh từ định vị trên bản đồ, mà là một thực thể sống, mang trong mình trầm tích của thời gian, ký ức của bao thế hệ và hồn cốt của cả một vùng văn hóa. Với Hà Tĩnh, mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, một thời là phên dậu của đất nước, câu chuyện về địa danh hành chính lại càng trở nên đặc biệt, bởi nó song hành cùng lịch sử đầy biến động.
Tăng sức hút cho du lịch biển Xuân Thành

Tăng sức hút cho du lịch biển Xuân Thành

Biển Xuân Thành, thuộc xã Tiên Điền (Hà Tĩnh) không chỉ cuốn hút bởi vẻ nguyên sơ của sóng xanh, cát trắng, mà còn đang “thay da đổi thịt” từng ngày với diện mạo mới đầy sức sống.
Ẩm thực biển Hà Tĩnh nâng tầm trải nghiệm du lịch

Ẩm thực biển Hà Tĩnh nâng tầm trải nghiệm du lịch

Từ nguồn hải sản phong phú, tươi ngon bậc nhất miền Trung, qua bàn tay khéo léo và sự sáng tạo các đầu bếp tâm huyết, ẩm thực biển Hà Tĩnh đang trở thành “thỏi nam châm” níu chân du khách mỗi mùa hè.
Hồng Lĩnh - mạch nguồn hướng tới tương lai

Hồng Lĩnh - mạch nguồn hướng tới tương lai

Phường Bắc Hồng Lĩnh và Nam Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, hiện thực hóa khát vọng xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, đáp ứng kỳ vọng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Biển Hà Tĩnh nườm nượp du khách

Biển Hà Tĩnh nườm nượp du khách

Trong 2 ngày nghỉ cuối tuần, các khu, điểm du lịch biển Hà Tĩnh luôn đông nghịt người dân và du khách tìm đến "giải nhiệt", thưởng thức hải sản.
Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Biển Xuân Thành ngày càng hấp dẫn du khách

Biển Xuân Thành ngày càng hấp dẫn du khách

Không gian trong lành, dịch vụ du lịch ngày càng hoàn thiện, biển Xuân Thành (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong những ngày hè sôi động.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Bí thư chi bộ tâm huyết xây dựng khu dân cư mẫu

Bí thư chi bộ tâm huyết xây dựng khu dân cư mẫu

Tâm huyết, gương mẫu đi đầu và kiên trì vận động người dân là “bí quyết” giúp ông Lê Văn Phẩm - Bí thư Chi bộ thôn Phúc Thuận, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) triển khai thực hiện thành công các mục tiêu xây dựng khu dân cư kiểu mẫu.
Khi ngư dân Thiên Cầm làm du lịch homestay

Khi ngư dân Thiên Cầm làm du lịch homestay

Không chỉ đơn thuần là chỗ nghỉ chân, các homestay tại Khu du lịch Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) mang đến không gian gần gũi, thân thiện, giúp du khách hòa mình vào nhịp sống của người dân làng biển.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Thôn Trung Tâm xanh màu no ấm

Thôn Trung Tâm xanh màu no ấm

Người dân thôn Trung Tâm (xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã khai thác hiệu quả lợi thế bán sơn địa, xây dựng nhiều mô hình kinh tế vườn đồi cho thu nhập cao, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Nối vòng tay lớn nâng bước học trò nghèo

Nối vòng tay lớn nâng bước học trò nghèo

Những “chuyến tàu” trong cuộc hành trình gần 10 năm “Tiếp sức tới trường” của Báo Hà Tĩnh đang dần cập bến. Tấm bằng đại học sau những năm nỗ lực trên giảng đường đã giúp các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tự tin trở thành bác sỹ, sỹ quan quân đội, giáo viên, phiên dịch viên…
Trăm năm giữ tròn con chữ

Trăm năm giữ tròn con chữ

Thật tự hào khi giữa mạch nguồn 100 năm của nghề báo, trong lòng người làm báo Hà Tĩnh vẫn luôn vang lên mệnh lệnh âm thầm mà rất đỗi thiêng liêng: “Giữ cho tròn con chữ”…