Hà Tĩnh kịp thời, quyết liệt khắc phục sự cố môi trường

(Baohatinh.vn) - Hơn nửa năm sau sự cố môi trường biển, với sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành trung ương, tỉnh Hà Tĩnh và nỗ lực của Tập đoàn Formosa nên công tác khắc phục các lỗi vi phạm về bảo vệ môi trường đã đạt được kết quả quan trọng.

ha tinh kip thoi quyet liet khac phuc su co moi truong

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn kiểm tra công tác chi trả và động viên nhân dân khôi phục sản xuất.

Cả hệ thống chính trị vào cuộc

Sau sự cố, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, cùng với sự nỗ lực, khẩn trương vào cuộc của các bộ, ngành trung ương, cấp ủy, chính quyền địa phương cùng trên 100 nhà khoa học trong nước và quốc tế, nguyên nhân đã được xác định. Tập đoàn Formosa đã nhận trách nhiệm, xin lỗi toàn thể nhân dân Việt Nam và bồi thường cho các địa phương bị ảnh hưởng từ sự cố.

Cùng với làm rõ 53 lỗi vi phạm về bảo vệ môi trường của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS), Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã quyết định thành lập đoàn công tác đặc biệt tăng cường vào làm việc tại Formosa Hà Tĩnh trong thời gian 3 năm, nhằm giám sát toàn diện mọi hoạt động của dự án. Đoàn giám sát đã giúp cơ quan chuyên môn đánh giá được tiến độ, kế hoạch thực hiện các cam kết khắc phục các lỗi vi phạm sau sự cố môi trường và các phương pháp xử lý chất thải đảm bảo theo đúng quy chuẩn của doanh nghiệp. Đây thực sự là thông điệp mạnh mẽ của Bộ TN&MT nhằm thể hiện quyết tâm khắc phục triệt để các lỗ hổng về môi trường tại dự án trọng điểm của KKT Vũng Áng.

Cùng với bộ, ngành, trung ương, các sở, ban, ngành cấp tỉnh đã sát cánh, đồng hành cùng bà con nhân dân trong suốt thời gian qua. Theo ông Võ Tá Đinh - Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh, sở đã tham gia cùng đoàn công tác của bộ, giám sát, đôn đốc hoạt động khắc phục các vi phạm; hoàn thành việc xây dựng trạm quan trắc tự động từ điểm xả thải của nhà máy Formosa đến trạm quan trắc của sở. Đây là hệ thống kiểm tra và lấy mẫu phân tích tự động nhằm kiểm soát việc xả thải của nhà máy, từ đó, tạo ra khả năng cảnh báo, ngăn chặn thảm họa ngay từ lúc chưa diễn ra trên thực tế”.

Ngoài ra, Sở TN&MT, Ban Quản lý KKT tỉnh, UBND thị xã Kỳ Anh cũng đã thường xuyên làm việc với FHS để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về hồ sơ, thủ tục, giới thiệu nhà thầu để xử lý triệt để chất thải rắn (bùn thải) phát sinh trong thời gian qua.

Việc hỗ trợ kịp thời cho bà con nhân dân vùng bị ảnh hưởng cũng được Chính phủ hết sức quan tâm và triển khai kịp thời. Ngay sau khi xảy ra sự cố, Chính phủ đã hỗ trợ hơn 6,2 nghìn tấn gạo cho 19.247 hộ dân, hơn 23 tỷ đồng cho 5.012 chủ tàu, thuyền trên địa bàn. Đặc biệt, về phía tỉnh, nhìn thấy được những khó khăn mà bà con ngư dân đang gặp phải, UBND tỉnh cũng đã có những quyết sách sát đúng như: hỗ trợ 100% phí mua 2.847 thẻ BHYT, hỗ trợ 125 triệu đồng lập 25 cửa hàng kinh doanh hải sản an toàn, hỗ trợ 561,28 triệu đồng (50%) chi phí tiền điện cho 35 cơ sở đông lạnh tạm trữ hải sản từ tháng 4 đến tháng 9/2016…

Song song với đó, các địa phương bị ảnh hưởng cũng đã kịp thời triển khai công tác kê khai, xác định thiệt hại để chi trả bồi thường cho bà con ngư dân. Với sự vào cuộc từ tỉnh đến tận các thôn, xóm nên đến ngày đầu tháng 1/2017 đã chi trả được 607,89 tỷ đồng, số còn lại đang tiếp tục kê khai để chi trả trong thời gian tới... Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh Nguyễn Quốc Hà cho rằng: Việc Chính phủ, tỉnh có các chính sách hỗ trợ kịp thời cho bà con vùng bị ảnh hưởng, chỉ đạo quyết liệt công tác kê khai, xác định thiệt hại để chi trả sớm tiền bồi thường không chỉ góp phần to lớn ổn định tâm lý người dân, bảo đảm ANTT trên địa bàn mà còn giúp bà con sớm có nguồn vốn tái sản xuất, chuyển đổi nghề, ổn định đời sống.

ha tinh kip thoi quyet liet khac phuc su co moi truong

Công tác bồi thường thiệt hại, được triển khai kịp thời, đúng quy định, giúp bà con ngư dân ổn định cuộc sống

Doanh nghiệp dồn sức

Đối với FHS, cùng với nghiêm túc nhận lỗi, bồi thường thiệt hại cho người dân vùng chịu ảnh hưởng, việc khắc phục hậu quả sự cố môi trường được xác định là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Dưới sự giám sát chặt chẽ của Bộ TN&MT, đến nay, FHS khắc phục được 51/53 lỗi vi phạm về bảo vệ môi trường. 2 lỗi còn lại đang tiếp tục được khẩn trương khắc phục.

Trong các hạng mục công trình đã và đang được FHS dồn sức thực hiện để đảm bảo môi trường, dự án hồ chỉ thị sinh học để lưu trữ nước thải sau khi đã xử lý theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam là một công trình đặc biệt quan trọng. Hồ sinh học sẽ lưu trữ nước thải sau khi đã xử lý trong một khoảng thời gian đủ để quan trắc, đánh giá tính an toàn. Khi và chỉ khi các thông số quan trắc cho thấy, nguồn nước này đã thực sự đảm bảo an toàn, lúc đó, mới được phép xả thải ra biển… Hồ sinh học cũng sẽ là nơi tạm trữ nước thải trong trường hợp xảy ra sự cố bất khả kháng. Hiện, dự án đã hoàn thành khoảng 10% tiến độ và dự kiến đến tháng 3/2017, một số hạng mục đầu tiên của hồ sinh học này sẽ đi vào hoạt động.

Ý thức về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cuộc sống người dân trong vùng dự án, tại chương trình xuân gắn kết, tết tri ân diễn ra vào đầu tháng 1/2017, ông Trần Nguyên Thành – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Formosa khẳng định, FHS sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc các công trình bảo vệ môi trường đúng theo tiêu chuẩn quy định, đảm bảo không để tái diễn sự cố. Đồng thời, mong các cấp chính quyền và nhân dân tiếp tục quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện để công ty sớm đốt lửa lò cao, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Hà Tĩnh nói chung, thị xã Kỳ Anh nói riêng.

Một mùa xuân nữa lại về. Trong những kỳ vọng năm mới, người dân Hà Tĩnh quan tâm, chờ đợi những kết quả khắc phục sự cố môi trường biển một cách toàn diện và triệt để. Từ đó, đảm bảo sự phát triển hài hòa, bền vững của dự án trọng điểm - Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương, tạo động lực để KKT Vũng Áng phát triển mạnh mẽ và vững chắc, làm nên diện mạo mới cho trung tâm công nghiệp, đô thị phía Nam tỉnh nhà.

Chủ đề BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Chủ đề 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.