Hà Tĩnh lấy chuyển đổi số làm đột phá thực hiện đề án tỉnh nông thôn mới

(Baohatinh.vn) - Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) Trung ương Nguyễn Minh Tiến cho rằng, ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng NTM tại Hà Tĩnh cần tập trung vào 3 lĩnh vực trọng tâm là: kinh tế nông thôn, môi trường và chuyển đổi số.

Chiều nay (7/4), đoàn công tác của Văn phòng Điều phối NTM Trung ương, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với một số bộ, ngành làm việc với Ban Chỉ đạo NTM, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững, mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Tĩnh về việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ xây dựng NTM.

Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương Nguyễn Minh Tiến và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn chủ trì buổi làm việc.

Hà Tĩnh lấy chuyển đổi số làm đột phá thực hiện đề án tỉnh nông thôn mới

Thực hiện chương trình xây dựng NTM, Hà Tĩnh đã quan tâm ứng dụng nhanh các tiến bộ KHCN với 3 lĩnh vực chính: thực hiện các tiêu chí, sản xuất nông nghiệp và quản lý thực hiện chương trình.

Theo đó, trong thực hiện các tiêu chí NTM, Hà Tĩnh đã ứng dụng vật liệu Cacboncor Asphan trong sửa chữa, bảo trì các tuyến đường, ứng dụng công nghệ định vị GPS kết hợp với bản đồ số trên phần mềm google maps vào thẩm định các công trình; lắp đặt thiết bị xử lý nước hộ gia đình theo công nghệ NUSA; sử dụng chế phẩm sinh học hatimic để sản xuất phân bón hữu cơ, xử lý môi trường...

Hà Tĩnh lấy chuyển đổi số làm đột phá thực hiện đề án tỉnh nông thôn mới

Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Trần Huy Oánh báo cáo tình hình ứng dụng KHCN xây dựng NTM tại Hà Tĩnh.

Trong phát triển sản xuất, Hà Tĩnh đã chuyển giao thành công kỹ thuật thâm canh, phương pháp thụ phấn bổ sung, bao quả trên cây bưởi Phúc Trạch; sản xuất giống cam từ mắt ghép các vườn cam đạt tiêu chuẩn; ứng dụng công nghệ tiên tiến về nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát; xây dựng Nhà máy sản xuất ván MDF, HDF tại huyện Vũ Quang...

Trong quản lý thực hiện chương trình, tỉnh đã xây dựng cơ sở dữ liệu NTM với một số tiện tích như: kiểm tra được các thông tin cơ bản về kết quả thực hiện NTM, OCOP của tỉnh; phát hành thông tin về sản phẩm OCOP Hà Tĩnh thông qua quét mã QR Code; cập nhật thông tin lô sản xuất; hiển thị thông tin về các cơ sở sản xuất trên hệ thống bản đồ số…

Tại buổi làm việc, các thành viên đoàn công tác đánh giá cao những kết quả trong xây dựng NTM nói chung và ứng dụng KHCN trong xây dựng NTM nói riêng tại Hà Tĩnh; đồng thời, đưa ra một số đề xuất về ứng dụng KHCN trong xây dựng tiêu chí môi trường, phát triển kinh tế nông thôn...

Hà Tĩnh lấy chuyển đổi số làm đột phá thực hiện đề án tỉnh nông thôn mới

Phó ban Khoa học, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Tạ Hồng Lĩnh: Qua chương trình khảo sát tại huyện Hương Sơn và Cẩm Xuyên, đoàn công tác ấn tượng với đường sá khang trang, sạch đẹp, môi trường được cải thiện, trạm y tế xã đã số hóa thẻ bảo hiểm và y bạ; nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng KHCN…

Phát biểu tại buổi làm việc, Chánh Văn phòng điều phối NTM Trung ương Nguyễn Minh Tiến cho rằng, hàm lượng KHCN đã tác động quan trọng đến quá trình xây dựng NTM tại Hà Tĩnh.

Việc khảo sát một số mô hình ứng dụng KHCN trên địa bàn Hà Tĩnh và các địa phương khác sẽ là những thực tế sinh động để đoàn công tác tham mưu Bộ NN&PTNT xây dựng chương trình KHCN phục vụ xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Hà Tĩnh lấy chuyển đổi số làm đột phá thực hiện đề án tỉnh nông thôn mới

Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương Nguyễn Minh Tiến: Ứng dụng KHCN cần tiếp cận theo hướng tổng thể, mang tính hệ thống.

Chánh Văn phòng điều phối NTM Trung ương nhấn mạnh, ứng dụng KHCN trong xây dựng NTM cần tập trung vào 3 nội dung trọng tâm là: kinh tế nông thôn, môi trường và chuyển đổi số. Trong đó, mấu chốt của chuyển đổi số là sự kết nối, liên thông giữa các ngành với nhau. Xây dựng NTM không chỉ dừng lại ở xây dựng hạ tầng, phát triển sản xuất nông nghiệp mà cần ứng dụng KHCN để tạo ra những giá trị mới, nội hàm mới.

Chánh Văn phòng điều phối NTM Trung ương cho rằng, chương trình ứng dụng KHCN trong xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025 cần tiếp cận theo hướng mang tính hệ thống, tổng thể chứ không làm nhỏ lẻ.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn khẳng định: Thực hiện chương trình xây dựng NTM, Hà Tĩnh đã ứng dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất, phát triển kinh tế nông thôn, thể hiện rõ nét như: truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, phát triển thương mại điện tử…

Hà Tĩnh lấy chuyển đổi số làm đột phá thực hiện đề án tỉnh nông thôn mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn khẳng định: Hà Tĩnh xác định lấy kinh tế số, chuyển đổi số làm đột phá trong thực hiện đề án xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn nhấn mạnh, thực hiện đề án thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 – 2025, Hà Tĩnh xác định lấy kinh tế số, chuyển đổi số làm đột phá trong thực hiện đề án.

Thời gian tới, tỉnh tiếp tục áp dụng các tiến bộ KHCN trong xây dựng NTM, trong thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm, đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, tập trung cao thực hiện chuyển đổi số trong các lĩnh vực.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn, Văn phòng Điều phối NTM Trung ương và các bộ, ngành Trung ương tiếp tục hỗ trợ địa phương trong quá trình thực hiện đề án thí điểm xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.