(Baohatinh.vn) - Sáng 5/12, tại Hương Sơn, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quy chế phối hợp giữa Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (BVR-PCCCR) vùng giáp ranh.
Đại diện lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm 3 tỉnh ký bản Quy chế phối hợp
Thực hiện quy chế phối hợp, lực lượng chức năng các tỉnh thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp PCCCR, kiểm tra, truy quét các đối tượng phá, khai thác rừng trái phép; kiểm tra, kiểm soát lâm sản và xử lý các hành vi vi phạm; đấu tranh ngăn chặn các hành vi chống người thi hành công vụ…
Trong năm 2017, lực lượng chức năng 3 tỉnh đã tổ chức phối hợp 32 đợt kiểm tra BVR, thu giữ trên 63m3 gỗ các loại; đẩy đuổi nhiều đối tượng và tịch thu nhiều phương tiện, dụng cụ khai thác lâm sản trái phép; phát hiện và kịp thời dập tắt 3 điểm phát lửa; trao đổi hàng chục lượt thông tin liên quan đến đối tượng vi phạm, hoạt động khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản; tổ chức trên 30 cuộc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật...
Hạt Kiểm lâm Kỳ Anh và Hạt Kiểm lâm Tuyên Hóa (Quảng Bình) phối hợp tuần tra bảo vệ rừng giáp ranh
Tuy nhiên, trong thực hiện quy chế phối hợp đã bộc lộ những tồn tại cần khắc phục như: triển khai quy chế chưa quyết liệt; công tác phối hợp PCCCR - BVR chưa thường xuyên, chưa đảm bảo thông tin thông suốt; số lần phối hợp tuần tra song phương còn ít; một số vụ khai thác rừng trái phép vùng giáp ranh vẫn còn xẩy ra; tình hình buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn diễn ra khá phức tạp...
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh Nguyễn Huy Lợi đề nghị các địa phương, đơn vị, chủ rừng... 3 tỉnh tăng cường công tác phối hợp trong BVR - PCCCR; tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng, thôn, bản...; tăng cường tuần tra chung; nêu cao tinh thần trách nhiệm của các lực lượng, chính quyền cơ sở, chủ rừng...
Để việc thực hiện quy chế trong thời gian tới đạt hiệu quả, Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm 3 tỉnh tiếp tục chỉ đạo các địa phương liền kề xây dựng quy chế BVR trong cộng đồng dân cư, thôn, bản...; đẩy mạnh công tác tuyên truyền; thành lập các tổ liên ngành; nâng cao tinh thần trách nhiệm của lực lượng kiểm lâm trong thi hành công vụ...
Các chuyên gia nhận định, từ nay đến cuối năm khó xuất hiện các đợt sốt đất cục bộ. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường hôm nay của Báo Hà Tĩnh.
Cầu Rác trên tuyến quốc lộ 1 ở Hà Tĩnh cơ bản hoàn thành sửa chữa khe co giãn, bê tông bản cánh dầm và thảm bê tông nhựa mặt đường, phương tiện có thể di chuyển từ ngày 17/7.
Sữa ngoại “hàng xách tay” được rao bán rầm rộ trên mạng xã hội, thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, đằng sau niềm tin vào hàng ngoại “xịn” là không ít rủi ro khó lường.
Việc bố trí nguồn lực để đầu tư hạ tầng cho vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn (xã Thạch Khê, Hà Tĩnh) là yêu cấp thiết để hình thành vùng nuôi trồng tập trung, nâng cao thu nhập cho người dân.
Chậm trễ GPMB khiến Dự án nâng cấp, cải tạo đường tỉnh 553 (đi qua địa bàn xã Hương Đô, Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư hơn 300 tỷ đồng 2 lần phải lỗi hẹn với tiến độ.
Trong 2 dự án FDI mà Hà Tĩnh thu hút trong năm 2025, dự án luyện kim màu của nhà đầu tư Hồng Kông (Trung Quốc) đã được triển khai và dự kiến đưa vào hoạt động trong tháng 9 tới.
Sâu bệnh gây hại trên lúa hè thu tại Hà Tĩnh đang diễn biến phức tạp, ngành chuyên môn khuyến cáo các địa phương chủ động theo dõi, phòng trừ kịp thời để bảo vệ năng suất vụ hè thu.
Hà Tĩnh đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nền kinh tế số hiện đại, năng động, lấy công nghệ làm trung tâm, doanh nghiệp làm động lực và người dân là chủ thể.
Dự thảo nghị định mới đề xuất phạt nặng hành vi ép mua bảo hiểm, cùng nhiều chế tài nghiêm với sai phạm lãi suất, phí và phòng chống rửa tiền. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường hôm nay của Báo Hà Tĩnh.
Các đơn vị, địa phương ở Hà Tĩnh đã tổ chức rà soát, xác định sơ bộ khối lượng GPMB, nhu cầu tái định cư, di dời các công trình phục vụ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.
Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển kho bãi Nhơn Tân là nhà đầu tư Dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Lâm Hợp (xã Kỳ Lạc, Hà Tĩnh).
Không còn “khoán” cứng, từ năm 2026, hộ kinh doanh buộc phải kê khai thuế đúng doanh thu. Đây là bước tiến lớn để kinh tế tư nhân tại Hà Tĩnh phát triển bền vững, minh bạch.
VCCI đề xuất miễn hoặc giảm thuế trong 6–12 tháng đầu cho hộ kinh doanh chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường hôm nay của Báo Hà Tĩnh.
Giá vàng hôm nay 15/07/2025: Giá vàng ổn định sau khi chạm đỉnh ba tuần, trong bối cảnh giới đầu tư chuyển hướng quan sát các cuộc đàm phán thương mại và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.
Những năm gần đây nắm bắt nhu cầu thị trường, tại các vùng biển ở Hà Tĩnh đã hình thành các hợp tác xã, cơ sở sản xuất nước mắm kết hợp trải nghiệm du lịch.
Khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ở Hà Tĩnh ngày càng được rút ngắn nhờ cơ sở hạ tầng thương mại - dịch vụ tại khu vực nông thôn được đầu tư, phát triển theo hướng đồng bộ, hiện đại.
Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm và các địa phương ở Hà Tĩnh tiếp tục đồng hành xây dựng, phát triển nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, tạo sản phẩm sạch, an toàn, cung cấp thị trường.
Từng được kỳ vọng trở thành kênh quảng bá chính cho sản phẩm OCOP Hà Tĩnh, nhiều cửa hàng đã buộc phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng kết hợp bán hàng tạp hóa.
6 tháng đầu năm 2025, gần 300 hộ kinh doanh ở Hà Tĩnh mạnh dạn chuyển đổi đăng ký thành lập doanh nghiệp để nâng cao tư cách pháp nhân, dễ dàng tiếp cận vốn và hưởng các chính sách ưu đãi. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường hôm nay của Báo Hà Tĩnh.
Giá vàng hôm nay 14/7/2025: Các chuyên gia trong ngành chia đều quan điểm giữa lạc quan và trung lập về triển vọng ngắn hạn của giá vàng, trong khi nhà đầu tư nhỏ lẻ quay lưng với xu hướng tăng giá.
Đưa giống ổi lê Thái Lan vào trồng, anh Đặng Văn Cường (phường Trần Phú, Hà Tĩnh) đã phủ xanh hơn 3 ha đất bỏ hoang, áp dụng canh tác hữu cơ để tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao.
Công ty Quế Lâm và các xã, phường ở Hà Tĩnh sẽ tiếp tục đồng hành phát triển mô hình nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị, đưa nông nghiệp Hà Tĩnh phát triển bền vững.
Mặc dù các lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát, nhưng hàng giả, hàng nhái vẫn tràn lan, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi ở Hà Tĩnh.
Giá vàng hôm nay 13/7 tăng mạnh, vàng miếng SJC lên 121,5 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cũng tăng 500.000 đồng. Thị trường quốc tế phản ứng trước căng thẳng mới.