Hai cô giáo Hà Tĩnh "giữ hồn" bản Chứt ở Rào Tre

(Baohatinh.vn) - Bằng niềm say mê, tâm huyết cùng đôi bàn tay khéo léo, 2 cô giáo người Kinh đã làm nên "Nét đẹp bản Chứt" lưu giữ hồn dân tộc ở bản Rào Tre (Hương Liên, Hương Khê, Hà Tĩnh).

Hai cô giáo Hà Tĩnh “giữ hồn” bản Chứt ở Rào Tre

Trong không gian của điểm Trường Mầm non dân tộc Chứt, hai cô giáo Trần Thị Thu Phương và Hoàng Thị Hương đã tái tạo mô hình "Nét đẹp bản Chứt" nhằm lưu giữ, bảo tồn, đồng thời khơi dậy tình yêu, niềm đam mê đối với văn hóa dân tộc bản địa cho các em học sinh dân tộc thiểu số nơi đây.

Hai cô giáo Hà Tĩnh “giữ hồn” bản Chứt ở Rào Tre

Từ thuở người Chứt còn ở nhà sàn, sống bằng việc đốt rẫy, săn thú thì những vật dụng như cái vửa, cái đỏ, cung nỏ là vật dụng thân thuộc hàng ngày. Cho đến hôm nay, dù cuộc sống của người Chứt đỡ vất vả hơn trước, những vật dụng này vẫn không thể thiếu trong đời sống của họ

Hai cô giáo Hà Tĩnh “giữ hồn” bản Chứt ở Rào Tre

Một cái oi...

Hai cô giáo Hà Tĩnh “giữ hồn” bản Chứt ở Rào Tre

... cái đỏ

Hai cô giáo Hà Tĩnh “giữ hồn” bản Chứt ở Rào Tre

Cái oi đựng cá; cái đỏ nhỏ đặt ở sông, cái đỏ to đặt ở suối; cái vửa đựng ngô khoai sắn... đều là những vật thiêng, tượng trưng cho khả năng chinh phục thiên nhiên lẫn sức mạnh của người dân tộc Chứt

Hai cô giáo Hà Tĩnh “giữ hồn” bản Chứt ở Rào Tre

Từ những chiếc mâm đặt sinh hoạt của một gia đình người Chứt...

Hai cô giáo Hà Tĩnh “giữ hồn” bản Chứt ở Rào Tre

... đến những thực phẩm phơi khô treo bên bếp lửa đều được các cô giáo tái hiện tỉ mỉ, cẩn thận

Hai cô giáo Hà Tĩnh “giữ hồn” bản Chứt ở Rào Tre

Chia sẻ về mô hình này, cô giáo Trần Thị Thu Phương tâm sự: "7 năm dạy dỗ, chăm sóc trẻ mầm non dân tộc Chứt, tôi luôn cảm thấy yêu mến và trân trọng nét văn hóa dân tộc này như chính dân tộc của mình vậy. Chính vì lẽ đó, chúng tôi lên ý tưởng, tự tay làm nên những vật dụng phỏng theo hình dáng, chất liệu làm sao cho sống động, chân thật nhất, vừa là để chỗ cho trẻ em chơi nhưng cũng là chỗ để giới thiệu về văn hóa dân tộc Chứt mỗi khi có khách miền xuôi lên thăm".

Hai cô giáo Hà Tĩnh “giữ hồn” bản Chứt ở Rào Tre

Căn nhà sàn của người Chứt được các cô giáo ghép từ những mảnh gỗ, những chiếc cúc áo đủ màu và sự lắp ghép tỉ mỉ từ vỏ của những con ngao. Cô Thu Phương chia sẻ: "Phải mất nhiều giờ đồng hồ để sơn phủ, tạo hình sao cho thật giống và bắt mắt như nguyên tác thật".

Hai cô giáo Hà Tĩnh “giữ hồn” bản Chứt ở Rào Tre

Dòng nước chảy qua ống tre độc đáo của người Chứt cũng được tái hiện qua phiên bản nhỏ

Hai cô giáo Hà Tĩnh “giữ hồn” bản Chứt ở Rào Tre

Phải mất 2 tháng, các cô giáo mới hoàn thiện được mô hình "Nét đép bản Chứt". Ngoài tự bỏ tiền túi để đi tận nhà người dân thu mua, bằng bàn tay khéo léo, gu thẩm mỹ ấn tượng, các cô đã tự làm nên công cụ của bà con dân tộc Chứt trong quá trình săn bắn, làm nương rẫy

Hai cô giáo Hà Tĩnh “giữ hồn” bản Chứt ở Rào Tre

Việc lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa của người dân tộc Chứt nhiều công phu, khó nhọc nhưng với hai cô giáo người Kinh đó là cả niềm vui, vì đã góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho thế hệ mai sau. Nhờ nỗ lực ấy mà mỗi ngày, các em nhỏ bản Chứt lại biết yêu thêm trái tim quê hương, gắn mình với nền văn hóa nguồn cội.

Hai cô giáo Hà Tĩnh “giữ hồn” bản Chứt ở Rào Tre

Hy vọng, niềm say mê, tận tình và nỗ lực cống hiến của cô giáo Hương và Phương sẽ góp phần lưu giữ bản sắc văn hóa của một dân tộc trước nguy cơ bị mai một. Và "Nét đẹp bản Chứt" sẽ là ngọn lửa đam mê cho tinh thần và ý thức trách nhiệm của các em nhỏ với kho tàng văn hóa của dân tộc mình.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Chủ đề Điểm du lịch Hà Tĩnh

Đọc thêm

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.
Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Anh Hoàng Xuân Quý - Quản đốc Phân xưởng cơ điện của Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Tại Hà Tĩnh, ngày càng nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã xuất hiện và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng bằng những việc làm thiết thực nhất.
Phố trong lòng sông...

Phố trong lòng sông...

Tôi vẫn thường nghĩ về sự ưu ái của thiên nhiên khi trong những biến đổi địa chất đã để lại cho thành phố Hà Tĩnh địa hình ba mặt sông bao quanh...
Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Dù không phải là lễ trọng như tết Nguyên đán nhưng từ lâu, tết Đoan ngọ (mồng 5/5 âm lịch) vẫn là nét văn hóa truyền thống được nhiều người dân Hà Tĩnh gìn giữ, phát huy.