Hạn chế rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng, chống "chảy máu" ngoại tệ

Rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng ghi nợ trong nước từ 5 triệu đồng/ngày trở lên hoặc tại nước ngoài là 30 triệu đồng/ngày trở lên sẽ không còn được ngân hàng chấp nhận.

Đây là điểm mới trong dự thảo “Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2016 ngày 30/6/2016 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng” vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố.

Theo chuyên gia kinh tế - tài chính, luật sư Tiến sĩ Bùi Quang Tín, dự thảo này mang lại nhiều lợi ích cho chính sách quản lý tiền tệ, đặc biệt là chống “chảy máu” ngoại tệ ra nước ngoài.

han che rut tien mat bang the tin dung chong chay mau ngoai te

Dự thảo có lợi ích chống chảy máu ngoại tệ và hạn chế không dùng tiền mặt, tránh rủi ro khi dùng thẻ tín dụng. Ảnh: Visa

Hiện nay, các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước phải chi trả bằng ngoại tệ cho các đơn vị thanh toán khác, dù việc rút tiền được thực hiện từ máy ATM và máy POS ở nước ngoài. Vì thế, quy định rút tiền mặt tại nước ngoài tương đương không quá 30 triệu đồng Việt Nam, sẽ giúp các ngân hàng quản lý tốt ngoại tệ, cũng như kiểm soát tốt ngoại hối của Việt Nam.

Ngoài ra, dự thảo này chỉ hạn chế rút tiền mặt tại máy POS, máy ATM, còn các dịch vụ thanh toán khác tại các đơn vị chấp nhận thẻ vẫn thực hiện được trên 30 triệu đồng, nên không hề ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ trong quá trình thanh toán, mua sắm hay đi du lịch tại nước ngoài.

Đối với hạn chế rút tiền mặt trong nước, chuyên gia kinh tế Bùi Quang Tín cho rằng có 4 vấn đề cần làm rõ. Thứ nhất, việc giới hạn rút tiền 5 triệu đồng là nhằm hạn chế vấn đề sử dụng tiền mặt trong thanh toán, vốn đã trở thành văn hóa, thói quen của người Việt. Cho nên, dự thảo lần này sẽ có tác động tích cực trong việc vấn đề đang đặt ra là hạn chế sử dụng tiền mặt trong lưu thông.

Và nếu dự thảo đi vào thực tế, khách hàng chỉ sử dụng tiền mặt trong các giao dịch khi thực sự cần thiết. Chắc chắn quy định này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế mà nhiều nước đã áp dụng.

Tuy nhiên, nhiều đơn vị chấp nhận thẻ vẫn có cách lách luật mà trước đây họ vẫn làm, đó là cho phép khách hàng rút tiền mặt thông qua hóa đơn bán hàng khống, rồi thu phí dịch vụ của khách hàng với mức cao hơn mức mà các đơn vị chấp nhận thẻ phải trả cho ngân hàng. Cụ thể, thay vì người sở hữu thẻ tín dụng ra các máy ATM rút tiền, họ có thể đến các đơn vị chấp nhận thẻ để “cà” thẻ với số tiền có thể lên đến gần chạm hạn mức của thẻ.

Đây là cách mà nhiều dịch vụ đáo hạn thẻ tín dụng vẫn làm hiện nay khi khách có nhu cầu trả tiền trước khi đến hạn mức thanh toán, sau khi ứng tiền trước trả cho khách xong, ngân hàng thông báo đã nhận đủ số tiền, các cửa hàng dịch vụ đó sẽ lấy thẻ tín dụng vừa đáo hạn cà lại thẻ để thu lại số tiền khách vừa ứng.

Thứ hai, dự thảo lần này tuy vẫn chưa khống chế được hết những đơn vị chấp nhận thẻ lách luật, nhưng dự thảo vẫn có yếu tố tích cực để kiểm soát những rủi ro xảy ra khi sử dụng thẻ tín dụng.

Cụ thể, dự thảo bảo vệ cho các chủ thẻ hạn chế rủi ro khi mang thẻ đến những nơi chấp nhận thẻ, bị mất thẻ hay cho người khác mượn thẻ để đi rút tiền mặt. Vì hiện nay, các tổ chức quốc tế cũng có quy định rút tiền mặt tại các máy POS không quá 200 USD/ngày. Từ đó cho thấy, dự thảo lần này phù hợp với quy định của quốc tế đã đưa ra.

Thứ ba, hạn mức theo dự thảo lần này không gây khó khăn cho người sử dụng thẻ thanh toán khi sử dụng thẻ của mình và có tính chất hỗ trợ khách hàng có thói quen thanh toán không dùng tiền mặt. Từ đó khác hàng giảm chi phí trong giao dịch và người tiêu dùng được hưởng lợi. Hơn nữa, giá cả trên thị trường sẽ rẻ hơn, rủi ro trong thanh toán sẽ thấp hơn.

Và vấn đề cuối cùng, về phía Nhà nước sẽ giảm được chi phí phát hành thẻ, chi phí trong giao dịch hiện nay. Lúc đó, quản lý tiền tệ trong lưu thông sẽ hiệu quả hơn, chính sách tiền tệ của Việt Nam cũng hiệu quả hơn. Người dân Việt Nam được hưởng lợi hơn từ chính sách lần này của Ngân hàng Nhà nước.

Theo Hải Yên/Báo Tin tức

Đọc thêm

Lộc Hà “tăng tốc” xây dựng nông thôn mới

Lộc Hà “tăng tốc” xây dựng nông thôn mới

Thời điểm cuối năm này, các địa phương ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang tập trung đẩy nhanh tiến độ nâng cấp các tiêu chí NTM gắn với chỉnh trang cảnh quan xóm làng đón tết.
Hà Tĩnh sẽ có thêm 2 khu đô thị hơn 3.900 ha

Hà Tĩnh sẽ có thêm 2 khu đô thị hơn 3.900 ha

Khu đô thị Kỳ Nam và Kỳ Ninh sẽ được xây dựng thành những khu vực dân cư đô thị văn minh, hiện đại, phù hợp với định hướng quy hoạch chung của thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Khai trương showroom VinFast Hà Tĩnh 2

Khai trương showroom VinFast Hà Tĩnh 2

Showroom VinFast Hà Tĩnh 2 không chỉ là nơi trưng bày và kinh doanh sản phẩm mà còn là cầu nối giữa VinFast với khách hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường.